Cầu răng sứ luôn là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn trong việc phục hình răng mất. Vậy cầu răng sứ là gì? Có mấy loại cầu răng sứ? Thời gian sử dụng được bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Câu răng sứ - Phương pháp phục hình răng mất hiệu quả
Cầu răng sứ là kỹ thuật trồng lại răng đã mất với các nhịp cầu từ 2, 3 hoặc 4 răng gắn liền với nhau. Trong đó, 1 hoặc 2 răng bên cạnh răng đã mất sẽ được sử dụng làm trụ đỡ cho cầu răng.
Hiện nay đây vẫn là phương pháp phục hồi răng mất hiệu quả và được nhiều người ưa chuộng sử dụng.
Có thể bạn quan tâm: Các loại cầu răng sứ phổ biến nhất hiện nay
Cầu răng sứ được áp dụng cho hầu hết các trường hợp mất răng. Tùy thuộc vào số lượng, vị trí răng mất mà bác sĩ sẽ đưa ra số lượng răng giả cần lắp và các khí cụ hỗ trợ đi kèm.
Tuy nhiên, kỹ thuật cầu răng sẽ phù hợp nhất cho những khách hàng mất 1 hoặc khoảng 3 - 4 răng liên tiếp nhau. Ngoài ra, răng dùng hàm nâng trụ đỡ cần khỏe mạnh, không có bệnh lý răng miệng.
Có 4 loại cầu răng sứ phổ biến
Bắc cầu răng truyền thống là kỹ thuật sử dụng hai răng thật ở 2 bên khu vực mất răng để làm trụ đỡ. Do đó, kỹ thuật này gia cường được độ bền và sức chịu tải của nhịp cầu răng. Khi kết hợp cùng các loại mão giả cao cấp, chất lượng cao thì khách hàng sẽ sở hữu hàm răng giả hoàn hảo
Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn phải mài men răng thật, khiến men răng không thể phục hồi lại và khách hàng phải đeo mão răng sứ cả đời.
Đây là kỹ thuật chỉ sử dụng 1 chiếc răng thật để làm trụ đỡ cho cầu răng. Do đó, bác sĩ phải tính toán chính xác để phân bổ đều lực lên cầu răng, tránh bị dồn lực vào răng giả gây biến chứng.
Kỹ thuật này được áp dụng cho những trường hợp sau:
Khách hàng không muốn mài quá nhiều răng thật
Khách hàng mất 1 răng và không thực hiện trồng răng implant
Bắc cầu răng số 7
Khi răng dự tính làm trụ đỡ đã được thế bằng implant
Đây là kỹ thuật có đặc điểm nổi bật là không mài men răng thật, do đó khách hàng bảo tồn được răng thật 100%.
Thay vào đó, khách hàng sẽ đính răng giả trên một dải băng làm bằng kim loại hoặc sứ. Sau đó, bác sĩ gắn vào mặt sau của 2 răng tự nhiên được chỉ định dùng làm trụ đỡ.
Phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như: độ bền không cao. Do đó, chỉ áp dụng cho những trường hợp mất răng cửa và không phù hợp với các vị trí răng hàm. Bạn có thể xem thêm: Làm cầu răng sứ cho răng cửa
Bạn có thể tìm hiểu thêm tại: Ưu, nhược điểm khi làm cầu răng sứ
Cầu răng có implant hỗ trợ là kỹ thuật phục hình sẽ trở thành xu hướng trong tuong lai. Phương pháp sử dụng trụ được làm bằng titanium cắm vào xương hàm để làm trụ đỡ cho cầu răng. Do đó, răng thật hoàn toàn không bị xâm lấn và bảo tồn 100% răng tự nhiên.
Tuy nhiên, đây lại là kỹ thuật có chi phí khá cao và đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn tốt, hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại.
Trên thực tế, cầu răng sứ có độ bền từ 5 - 10 năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí cầu răng, cách chăm sóc răng sau khi thực hiện hoặc chất lượng răng sứ mà độ bền của cầu răng sứ sẽ khác nhau.
Do vậy, để đảm bảo cầu răng sứ có tuổi thọ cao nhất, khách hàng nên lưu ý chế độ ăn uống và cách chăm sóc riêng miệng đúng cách.
Ngoài ra, khách hàng cũng nên đầu tư sử dụng loại răng sứ cao cấp để gián tiếp tăng thêm thời gian sử dụng kỹ thuật bắc cầu răng sứ.
Quy trình bắc cầu răng sứ đạt tiêu chuẩn tại Nha khoa Win smile
Bạn có thể tham khảo quy trình làm cầu răng sứ đạt chuẩn quốc tế tại Nha khoa Win Smile dưới đây:
Bước 1: Thăm khám tình trạng răng miệng
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng và chụp phim để xác định tình trạng xương hàm và số lượng răng cần phục hình. Sau đó lên phác đồ điều trị chi tiết
Bước 2: Gây tê và mài cùi
Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng và gây tê vùng răng cần điều trị trước khi tiến hành mài cùi. Sau đó, bác sĩ mài cùi răng theo đúng tỷ lệ đã được tính toán từ trước, đảm bảo không xâm lấn răng thật quá nhiều.
Bước 3: Lấy dấu hàm và phục hình tạm
Sau khi mài cùi, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm tạm và chuyển sang phòng Labo để thiết kế răng sứ chính xác nhất. Đồng thời, gắn mão răng để đảm bảo thẩm mỹ trong thời gian chờ.
Bước 4: Gắn cầu răng sứ
Sau khi chế tác xong, cầu răng sứ sẽ gắn vào trụ răng đã mài. Các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lượng để phần mão răng sứ khớp khít với trụ răng, tránh tình trạng lỏng lẻo, lệch khớp cắn,.. để răng sau khi làm cầu răng sứ được ăn nhai tốt nhất.
Bước 5: Kiểm tra và hẹn tái khám
Sau khi gắn xong, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa nhằm đảm bảo độ bền của cầu răng sứ và không gây khó khăn gì khi bệnh nhân sử dụng. Đồng thời, hẹn lịch tái khám để kiểm tra tình trạng răng sau một thời gian sử dụng.
Chăm sóc răng miệng và vệ sinh cầu răng sứ đúng cách là giải pháp tốt nhất để tăng cường tuổi thọ răng sứ. Hơn nữa, còn ngăn chặn được các bệnh lý về răng miệng. Cụ thể:
Đánh răng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm
Không sử dụng tăm tre và hãy dùng chỉ nha khoa
Nhai đều ở cả 2 hàm, tránh nhai quá nhiều ở 1 bên, nhất là bên đang lắp cầu răng
Không dùng răng sứ mở nắp bia hay nhai vật cứng
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, định kỳ 3- 4 tháng/lần.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ cầu răng sứ là gì và quy trình làm cầu răng sứ diễn ra như thế nào. Nếu còn bất cứ điều gì còn thắc mắc liên quan đến chủ đề này, hãy liên hệ ngay với nha khoa Win Smile nhé.