5/5 - (2 votes)
Cập nhật lần cuối: 11/08/2023

Làm cầu răng có bị tiêu xương hàm không là băn khoăn của nhiều khách hàng mất răng. Trên thực tế, phương pháp này chỉ đáp ứng phần thân răng, tức là đảm bảo chức năng thẩm mỹ và ăn nhai. Tiêu xương hàm khi làm cầu răng đang là hạn chế mà phương pháp này đang gặp phải.

Làm cầu răng có bị tiêu xương không?

Cầu răng sứ vẫn có thể bị tiêu xương hàm do không thể thay thế chân răng

Cầu răng sứ vẫn có thể bị tiêu xương hàm do không thể thay thế chân răng.

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình giúp cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không tránh khỏi tình trạng tiêu xương hàm do mất răng gây nên.

Khoảng 3-6 tháng sau khi mất răng, đây là thời điểm xương hàm có xu hướng bị tiêu ngót. Tuy nhiên, việc áp dụng cầu răng sứ chỉ có tác dụng thay thế phần thân răng.

Như cô chú/anh chị đã biết, bản chất của phương pháp cầu răng sứ có cấu tạo là mão sứ bọc lên 2 trụ răng thật đã được mài. Điều này chỉ lấp đi khoảng trống mất răng chứ không thể tái tạo chân răng mới.

Bên cạnh đó, làm cầu răng sứ bị tiêu xương hàm còn do một số nguyên nhân như:

  • Bác sĩ tay nghề kém dẫn đến răng sứ không sát khít, dễ đọng lại thức ăn. Điều này tạo cho vi khuẩn sinh sôi, xuất hiện mảng bám và gây tiêu xương hàm.

  • Sử dụng răng sứ không rõ nguồn gốc gây kích ứng, tiêu xương.

  • Mòn cổ răng do vệ sinh không đúng cách.

Vì sao bị tiêu xương hàm khi làm cầu răng sứ?

Cầu răng sứ chỉ giải quyết phần thân răng.

Cầu răng sứ chỉ giải quyết phần thân răng.

Như đã nói, ngay cả khi đã phục hình mất răng bằng cầu răng sứ, vẫn sẽ không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Sở dĩ như vậy là do, việc không thể thay thế chân răng (tức không có chân răng) sẽ khiến mô nướu phía bên dưới cầu răng co lại. Việc không có chân răng, không có tác động lực, nên khi mất răng không thể bồi xương. Ngược lại, còn khiến chiều cao, chiều rộng của xương hàm ngày càng sụt giảm.

Dấu hiệu nhận thấy rõ nhất chính là nướu bên dưới cầu răng lõm và để lộ ra khoảng trống giữa cầu răng và nướu.

Làm cầu răng sứ bao lâu bị tiêu xương hàm?

Tiêu xương sẽ xảy ra trong khoảng 6 tháng sau mất răng.

Tiêu xương sẽ xảy ra trong khoảng 6 tháng sau mất răng.

Nhiều khách hàng băn khoăn rằng, khi thực hiện làm cầu răng sứ, sau khoảng bao lâu sẽ diễn ra hiện tượng tiêu xương hàm. Trên thực tế, cầu răng không thể khôi phục chân răng đã mất, do vậy mà hiện tượng tiêu xương hàm sẽ luôn diễn ra. Tuy nhiên, thời gian cụ thể sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người.

Theo nghiên cứu, tiêu xương sẽ xảy ra trong khoảng 6 tháng sau mất răng, lương xương tiêu đi có thể lên đến 60%. Tình trạng tiêu xương ngày càng nghiêm trọng sau khoảng 2 năm mất răng. Một số những hệ quả có thể gặp phải khi làm cầu răng sứ bị tiêu xương hàm như: tụt nướu, xương hàm teo khiến già trước tuổi, chỉ đáp ứng 80% khả năng ăn nhai…

Bên cạnh không ngăn chặn được tiêu xương hàm, làm cầu răng sứ còn ảnh hưởng đến răng thật, tuổi thọ chỉ duy trì được khoảng 10-15 năm. Hiện nay, cần có một phương án vượt trội hơn nhằm khắc phục những hiện trạng này.

Ảnh hưởng khi bị tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Tiêu xương hàm gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Tiêu xương hàm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ gương mặt. Bên cạnh đó, tiêu xương hàm còn dẫn đến nhiều biến chứng khác như:

Tụt nướu/lợi

Một trong những ảnh hưởng điển hình khi bị tiêu xương hàm là tình trạng viêm, tụt nướu. Xương hàm tiêu, phần xương còn lại sẽ không còn khả năng nâng đỡ nướu, dẫn đến tụt lợi, lộ chân răng, điều này tạo thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

Gây hóp má, già trước tuổi

Xương hàm có chức năng nâng đỡ môi má, khi xương hàm tiêu đồng nghĩa với nghĩa không có mô nâng đỡ, dẫn đến da chảy xệ, hóp má, lão hóa, da nhăn nheo. Tình trạng này sẽ biểu hiện rõ rệt khi bị tiêu xương toàn hàm.

Đau nhức, ê buốt

Đau nhức, ê buốt cũng là một trong những ảnh hưởng của tiêu xương hàm có thể gặp phải. Nguyên nhân gây đau nhức là do, khi mất răng sẽ tạo một khoảng trống lớn khiến thức ăn thừa dắt lại. Việc không vệ sinh kỹ lưỡng khiến vi khuẩn phát triển gây viêm, sưng đau.

Nguy cơ mất răng lân cận

Sau một thời gian mất răng, các răng lân cận sẽ có xu hướng nghiêng về phía khoảng trống mất răng. Điều này dẫn đến xô lệch răng, gây sai lệch khớp cắn. Việc sai lệch này sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, thậm chí có thể khiến răng khác lung lay và gãy rụng dần.

Cách khắc phục tiêu xương hàm khi làm cầu răng sứ

Khắc phục tình trạng tiêu xương hàm bằng trồng răng Implant

Khắc phục tình trạng tiêu xương hàm bằng trồng răng Implant.

Cầu răng sứ không thể khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm. Phương án được đánh giá tốt và có thể khắc phục được tình trạng tiêu xương là trồng răng Implant.

Trồng răng Implant có cấu tạo gồm 3 phần là thân răng, chân răng và một khớp nối. Trụ Implant sẽ cắm trực tiếp xuống xương hàm, thay thế chân răng mất. Với cấu tạo giống như xương người, trụ Implant có khả năng tích hợp và tái tạo xương mới, tránh tình trạng tiêu xương hàm. Đây cũng chính là điểm vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp như cầu răng sứ hay hàm tháo lắp.

Việc có một chân răng vững chắc cũng thân răng được làm bằng sứ nguyên khối giúp Implant ăn nhai chắc chắn như răng thật, đảm bảo vấn đề thẩm mỹ và tuổi thọ đến vĩnh viễn đến được chăm sóc tốt.

Vậy những người mất răng lâu năm khi xương hàm đã bị tiêu đi nhiều liệu có trồng được Implant? Để trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm nhiều bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật như nâng xoang, ghép xương… và sau đó phục hình như bình thường.

Trên đây là chia sẻ làm cầu răng sứ có bị tiêu xương hàm không? Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ đến nha khoa Win Smile để được tư vấn, hỗ trợ!

Đinh Đình Đức

Đinh Đình Đức

Với tâm huyết và lý tưởng của người thầy thuốc, Bác sĩ Đinh Đình Đức không ngừng nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực phẫu thuật cấy ghép Implant, tìm ra những phương pháp điều trị mới và tối ưu nhất, để đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho khách hàng của mình. 

Kiến thức khác

Trồng răng không có chân răng bằng phương pháp nào tốt?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 24/09/2022
Trồng răng không có chân răng mang đến khả năng thẩm mỹ, ăn nhai tốt. Tuy nhiên, đây có thực sự là phương pháp tối ưu giúp bạn sở hữu ... Xem thêm

Trồng răng giả tháo lắp tốt không? Chí phí làm hàm giả tháo lắp giá bao nhiêu?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 30/12/2022
Với nhiều phương pháp phục hình khác nhau như cấy ghép Implant, làm cầu răng… Tuy nhiên, trồng răng giả tháo lắp vẫn được lựa chọn nhiều nhờ tiết kiệm ... Xem thêm

Cắm răng hàm bằng phương pháp nào tốt? Chuyên gia gợi ý

Chuyên mục Kiến thứcNgày 19/09/2022
Cắm răng hàm là một trong những lựa chọn của nhiều bệnh nhân mất răng. Với rất nhiều các phương pháp khác nhau, vấn đề đặt ra là trồng răng ... Xem thêm

Các loại răng giả cố định? Báo giá từng loại răng cố định

Chuyên mục Kiến thứcNgày 27/08/2022
Trồng răng giả cố định giúp bệnh nhân sở hữu hàm răng bền chắc trọn đời cùng khả năng cảm biến thức ăn hoàn hảo. Vậy có những loại răng ... Xem thêm

Có nên làm cầu răng sứ không? Bật mí những ưu - nhược điểm của cầu răng sứ mà chưa ai nói với bạn

Chuyên mục Kiến thứcNgày 09/05/2023
Ngày nay, khi gặp tình trạng mất răng thì thường mọi người đều tìm tới giải pháp phục hình răng để đảm bảo vấn đề thẩm mỹ và ăn nhai. ... Xem thêm

TOP 4 điều nhất định phải biết về bọc răng thẩm mỹ

Chuyên mục Kiến thứcNgày 25/07/2020
Bọc răng thẩm mỹ là phương pháp hiện đại, cho hiệu quả nhanh chóng và khắc phục hoàn toàn khuyết điểm răng. Nhưng hãy thực hiện dịch vụ này khi ... Xem thêm
Đặt lịch khám tại WinSmile
* Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!
Đặt lịch Giờ làm việc:
8h00 đến 20h00
Hotline tư vấn: 1900 5228
Đăng ký tư vấn miễn phí!