So sánh mắc cài kim loại thường và mắc cài tự buộc
Về cơ bản, niềng răng mắc cài kim loại thường và mắc cài tự buộc có cơ chế hoạt động tương đối giống nhau, đều sử dụng các khí cụ chỉnh nha là mắc cài, dây cung để tạo lực đưa răng về vị trí đúng như đã lên kế hoạch trước đó. Tuy nhiên, 2 loại mắc cài này cũng có nhiều khác biệt:
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
Cơ chế hoạt động: Đây là phương pháp chỉnh nha ra đời từ khá sớm. Để hoạt động, mắc cài kim loại thường sẽ cần sử dụng đến mắc cài, dây cung kết hợp với dây thun để tạo lực kéo.
Tính hiệu quả: Phương pháp này cho lại hiệu quả chỉnh nha cao, có khả năng khắc phục hầu hết các trường hợp bao gồm răng hô, thưa, móm, khấp khểnh… ở mọi cấp độ khác nhau.
Khả năng chi trả: Ưu điểm nữa của mắc cài thường là rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người.
Tuy nhiên, hạn chế của mắc cài kim loại thường là tạo lực ma sát lớn giữa thun và mắc cài, do vậy khi thực hiện chỉnh nha có thể gây ê, đau. Ngoài ra, dây thun cũng dễ bị chão, mất thời gian điều chỉnh từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Cơ chế hoạt động: Thay vì thun buộc, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc sử dụng hệ thống nắp đóng mở giúp dây cung trượt tự do trên dây mắc cài, đảm bảo cố định dây cung tốt hơn từ đó, giảm lực ma sát, giúp răng dịch chuyển nhẹ nhàng, ít gây ê nhức cho người niềng răng.
Tính hiệu quả: Phương pháp niềng răng này cũng khắc phục được nhiều nhược điểm của mắc cài truyền thống như kênh cộm, bung mắc cài hay chão thun… giúp quá trình chỉnh nha diễn ra ổn định, liên tục, đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt hơn. Với niềng răng mắc cài kim loại tự buộc, bạn cũng không cần tốn quá nhiều thời gian đến nha khoa tái khám, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng nhổ răng chỉnh nha.
Khả năng chi trả: Hạn chế của mắc cài tự động là có chi phí cao hơn so với mắc cài thường.