Răng khôn là gì? Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Khi nào nên nhổ răng khôn

Răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là những chiếc răng được mọc sau cùng và nằm phía trong trên cung hàm. Các răng này bắt đầu mọc khi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển. Độ tuổi mọc răng khôn thông thường là trong độ tuổi trưởng thành từ 18 - 25 tuổi. Nhưng có một vài trường hợp đặc biệt hơn 30 tuổi răng khôn mới bắt đầu mọc.

Răng khôn sở dĩ được gọi là răng số 8 bởi chúng thường mọc ở vị trí cuối cùng (nằm sau răng số 7 và sát vách hàm). Cũng chính bởi răng mọc ở vị trí này nên thường xảy ra tình trạng bị lệch, ngầm khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu. Với những tình trạng răng mọc ngầm hay nghiêng còn ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm.

Mỗi người chúng ta thường sẽ mọc từ 1 - 4 chiếc răng khôn, hoặc cũng có thể không mọc chiếc nào. Theo các bác sĩ nha khoa thì răng khôn được gọi như sau:

  • Răng khôn hàm trên là răng số 18, 28
  • Răng khôn hàm dưới là 38, 48

Dấu hiệu nào cho thấy răng khôn đang mọc?

Toàn bộ quá trình răng không mọc lên thường diễn ra không liên tục. Tùy vào cơ địa của từng người mà quá trình hoàn thiện răng khôn mất 3-5 tháng.

Trong quá trình đó, bạn có thể thấy những dấu hiệu dưới đây:

  • Đau nhức
  • Nướu bị sưng
  • Hơi thở có mùi nhẹ
  • Hơi sốt nhẹ
  • Ăn không ngon miệng

Đau nhức

Đây là tình trạng phổ biến nhất thường gặp phải khi răng khôn mọc. Những cơn đau này thường kéo dài dai dẳng. Và tình trạng này trở nên khó chịu nhất khi răng bắt đầu nhú ra khỏi nướu. 

Tình trạng này xảy ra ngay cả khi răng bạn mọc thẳng.

Nướu bị sưng

Khi đến tuổi trưởng thành, hàm cứng lại và ngừng phát triển nên khi có dấu hiệu mọc răng, nướu sẽ nở ra, không chỉ gây sưng tấy bề ngoài mà cả vùng nướu xung quanh chân răng cũng bị sưng tấy. Tình

trạng sưng tấy khi mọc răng khôn sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi răng mọc ổn định.

Hơi thở có mùi nhẹ

Tại khu vực răng không mọc lên, nướu bị tổn thương, mảng bám bám lên răng cũng rất khó vệ sinh, làm sạch. điều này lâu dần sẽ gây nên tình trạng xuất hiện mùi khó chịu trong khoang miệng.

Hơi sốt nhẹ

Sốt nhẹ có thể xuất hiện khi răng khôn bắt đầu nhú lên. Cảm giác đau đầu khi mọc răng khôn khiến nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, tuy nhiên, bạn đừng lo lắng vì tình trạng này không kéo dài. khi răng mọc đầy đủ sẽ kết thúc.

Ăn không ngon miệng

Ăn không ngon miệng. hay chán ăn là sự hệ quả của việc đau răng, cơ thể mệt mỏi mang lại. Đặc biệt, khi ở giai đoạn răng chuẩn bị nhô lên khỏi nướu, toàn bộ khu vực đó sẽ không còn cảm giác với đồ ăn, gây nên hiện tượng chán ăn ở cả người lớn và trẻ em.
 

Tác hại của răng khôn mọc lệch

Răng khôn không có chức năng ăn nhai trên cung hàm, nếu chúng mọc lệch thì sẽ gây ra rất nhiều tác hại như sau:

  • Răng khôn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng mọc chen chúc, lộn xộn trên cung hàm vì đa phần răng khôn đều mọc lệch do xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng.
  • Do vị trí của răng khôn nằm ở trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh hằng ngày. Dễ gây ra tình trạng sâu răng, viêm nướu, các bệnh về răng miệng khác.
  • Vụn thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ ở những vị trí răng mọc lên được một phần hoặc mọc lệch. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ gây nên tình trạng sâu răng, đau nhức và nhiễm trùng.
  • Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm ở vùng nướu răng. Đây là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng, đau, hôi miệng…
  • Răng mọc lệch sẽ làm xô đẩy các răng khác trên cung hàm, tạo nên tình trạng răng khấp khểnh, sai lệch khớp cắn.

Các biến chứng của răng khôn
mọc lệch?

1. Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm: Răng khôn mọc lệch thường gây sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ. Răng bị lợi trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm, khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi lợi gây viêm lợi trùm có mủ, viêm quanh chân răng cấp. Thậm chí viêm nhiễm do răng khôn có thể gây tử vong do nhiễm trùng máu.

2. U nang xương hàm: Răng khôn mọc lệch còn có thể gây tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh, thậm chí răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm. Nang này có thể làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh.

3. Sâu răng, ảnh hưởng đến răng số 7: Răng khôn mọc lệch rất khó vệ sinh gây nhiễm khuẩn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh gây sâu răng. Khi răng khôn bị sâu sẽ gây đau, viêm nhức tủy và lan rộng tổ chức sâu sang răng số 7, phá hủy cấu trúc răng số 7.

4. Rối loạn phản xạ và cảm giác: Do ở mặt có nhiều thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch chèn ép các dây thần kinh gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Mặt khác, răng khôn có thể gây ra hội chứng giao cảm: đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.

Răng khôn nên nhổ khi nào?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn khi răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên… gây ảnh hưởng đến xương hàm cùng như các răng lân cận. Ngoài ra, khi răng khôn mọc bất thường nếu không nhổ sớm còn có thể gây nhiễm trùng, biến chứng. 

Dưới đây là một số trường hợp nên nhổ răng khôn:

  • Nhổ răng khôn khi xuất hiện triệu chứng sưng, đau, nhiễm trùng lặp lại, u nang ảnh hưởng đến vùng lân cận.

  • Thường xuyên dắt thức ăn vào các kẽ răng khôn khiến việc vệ sinh khó khăn. Việc nhổ bỏ lúc này là cần thiết để ngăn ngừa sâu răng cũng như tránh gây ảnh hưởng răng bên cạnh.

  • Răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng đến răng lân cận nhưng không có răng đối diện dẫn đến răng mọc trồi lên, gây nhồi nhét thức ăn, tổn thương nướu hàm.

  • Răng khôn gặp bệnh lý như sâu răng hay viêm nha chu.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp răng khôn nào cũng cần nhổ bỏ. Dưới đây là một số các trường hợp có thể bảo tồn răng khôn, không cần nhổ:

  • Răng khôn mọc thẳng, không bị kẹt giữa nướu hay mô xương.

  • Răng khôn tác động trực tiếp đến xoang hàm hoặc dây thần kinh

  • Những người mắc bệnh mãn tính như đông máu, đái tháo đường… cũng được bác sĩ chỉ định không nên nhổ răng khôn.

Nhổ răng khôn ảnh hưởng đến thần kinh không?

Nhổ răng khôn đúng kỹ thuật sẽ không ảnh hưởng đến thần kinh hay các răng lân cận.

Răng khôn khác biệt nhiều so với các răng thông thường cả về hình thể cũng như vị trí mọc, do vậy nhổ răng khôn cũng phức tạp hơn. Thường thì nhổ răng khôn sẽ không ảnh hưởng xấu, tuy nhiên cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ thuật nhổ răng hay cơ địa, khả năng chịu đau của mỗi người…

Ảnh hưởng đến thần kinh: Bao quanh răng khôn là hệ thống dây thần kinh, do vậy khi nhổ răng xong, nhiều người sẽ có cảm giác ê đầu lưỡi hoặc môi má, sưng. Đây chính là ảnh hưởng ở mức độ nhẹ khi nhổ răng khôn.

Ảnh hưởng các răng liền kề: Liền kề răng khôn là răng số 7. Chiếc răng này giữ chức năng ăn nhai chính. Tuy nhiên, nếu răng khôn có vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiếc răng này. 

Vì vậy, nhổ răng khôn sẽ không gây ảnh hưởng đến răng hàm số 7, thậm chí còn bảo vệ chiếc răng này khỏi những biến chứng nguy hiểm.

Nhổ răng khôn nguy hiểm không?

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Hiện nay, trước sự phát triển của khoa học công nghệ, việc nhổ răng khôn sẽ diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối, nó vẫn có thể tiềm ẩn một số nguy hiểm nếu không được thực hiện đúng cách, đúng quy trình, kỹ thuật:

Nhiễm trùng máu: Sau khi nhổ răng khôn, nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách rất dễ gây nhiễm khuẩn huyết với một số biểu hiện như: mạch đập nhanh, sốt rét…

Viêm ổ răng: Tình trạng này gây sưng viêm, xuất hiện dịch mủ kèm các biểu hiệu như sốt cao, có mùi hôi… Nguyên nhân của tình trạng này cũng là do chế độ vệ sinh chăm sóc không đúng cách gây nên.

Tổn thương dây thần kinh: Tổn thương thần kinh khi nhổ răng khôn sẽ có các biểu hiện như ê vùng môi, lưỡi, ngứa ngáy răng. Thông thường, các triệu chứng này sẽ biến mất sau vài tiếng hoặc vài ngày.

Để đảm bảo an toàn khi nhổ răng răng khôn, bạn cần có chế độ chăm sóc hợp lý, vệ sinh đúng cách. Đồng thời, nên chọn nha khoa uy tín, đáp ứng các yếu tố về vô khuẩn, vô trùng, bác sĩ… để quá trình nhổ răng khôn không gây nguy hiểm.

Quy trình nhổ răng khôn an toàn và nhanh chóng tại Win Smile

1. Kiểm tra răng miệng và chụp X quang
Đầu tiên, bác sĩ kiểm tra răng miệng tổng quát của khách hàng và chụp phim X quang Panorex. Việc làm này giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng răng khôn, bao gồm nguyên nhân gây khiếm khuyết, sự tương quan với các răng kế cận, khoảng cách từ chóp răng đến dây thần kinh…

2. Vệ sinh, sát khuẩn

Trước khi thực hiện nhổ răng khôn, khách hàng được vệ sinh răng miệng và sát khuẩn kỹ lưỡng. Việc này giúp đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, không biến chứng, hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo.

3. Gây tê trước khi nhổ răng

Công nghệ nhổ răng khôn hiện đại nên thuốc tiêm gây tê được sử dụng cục bộ trên diện rộng với các vùng xung quanh răng đối với răng khôn. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà liều lượng thuốc gây tê sẽ được điều chỉnh phù hợp để không còn cảm giác đau đớn khi thực hiện dịch vụ. Thuốc tê được sử dụng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội nha khoa Pháp ADF.

4. Tiến hành nhổ răng khôn bằng công nghệ Piezotome

Tiểu phẫu nhổ răng khôn được tiến hành trong phòng nha khoa hiện đại, trang bị đầy đủ máy móc cần thiết và tuân thủ nghiêm ngặt yếu tố vô trùng. Công nghệ Piezotome được áp dụng khi nhổ răng khôn sẽ không gây đau đớn, lành thương nhanh, chảy máu ít hơn so với phương pháp thông thường.

5. Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám

Công đoạn cuối cùng trong quy trình nhổ răng là bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm sưng tấy, viêm nhiễm sau khi nhổ. Đồng thời hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi nhổ và hẹn lịch tái khám để đảm bảo răng miệng được tốt nhất.

Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì hồi phục?

Nhổ răng khôn bao lâu thì hồi phục? Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ địa của bệnh nhân cũng như bác sĩ thực hiện. Nhìn chung, quá trình phục hồi sau nhổ răng sẽ được chia làm các giai đoạn như sau:

  • 24 giờ đầu: Giai đoạn cầm máu và bảo vệ vết thương.

  • 2-3 ngày tiếp: Có thể xuất hiện tình trạng sưng má nguyên nhân là giãn mạch, tăng lượng máu đến vùng nhổ răng.

  • Sau 7 ngày: Cắt bỏ chỉ khâu

  • Từ 7-10 ngày sau nhổ răng: Cứng hàm và cơn đau ít.

  • Sau 2 tuần:  bạn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.

  • Sau khoảng 4-6 tháng: Huyệt nhổ răng sẽ được phủ đầy. 

Lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Để kết quả sau khi nhổ răng khôn tốt nhất mà không gây ra các biến chứng nguy hiểm thì bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ như uống thuốc theo toa để giúp vết thương mau lành. Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
     
  • Sưng, đau, chảy máu là những biểu hiện thường gặp sau khi nhổ răng khôn. Vì vậy không cần phải quá lo lắng, có thể chườm lạnh ở vùng má gần vị trí nhổ răng trong ngày đầu và chườm nóng vào các ngày sau để tan máu tụ. Nếu tình trạng chảy máu không thuyên giảm thì liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết tốt nhất.
     
  • Thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ  để vết thương sau khi nhổ lành nhanh hơn và an toàn cho khoang miệng.
     
  • Nhổ răng khôn đau không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ trực tiếp điều trị, trang thiết bị nha khoa. Vì vậy, để đảm bảo vết thương nhanh lành, không đau nhức, nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng không, bạn nên bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu trong khoảng thời gian đầu bạn còn đau thì có thể cắt nhỏ, xay mềm hoặc nấu nhỏ thực phẩm. Một số thực phẩm bạn nên ăn như: cháo, súp, trứng, sinh tố,...

Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế những loại đồ ăn dưới đây để quá trình lành thương được diễn ra nhanh chóng:

  • Đồ ăn quá dai, cứng, hoặc chưa được chế biến kỹ: việc nhai những đồ ăn như vậy hàm sẽ phải hoạt động nhiều, gây nên tổn thương cho những vết thương chưa lành hẳn
  • Không nên ăn những đồ ăn dễ vỡ, vụn như bánh quy: những vụn bánh của bánh quy sẽ dễ rơi vào phần lỗ trống sau khi chân răng được nhổ bỏ, dễ gây đau nhức, nhiễm trùng
  • Không ăn thực phẩm qua nóng: Việc ăn thực phẩm quá nóng sẽ gây ra tình trạng tan phần máu đông giúp lành thương, khiến vết thương chảy máu không kiểm soát
  • Hạn chế tối đa đồ ngọt: khi chất ngọt tiếp xúc với môi trường khoang miệng dễ gây nên phản ứng lên men, từ đó xuất hiện tình trạng viêm, sưng tấy kéo dài
  • Không ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều axit (chanh, quất,..)
  • Tuyệt đối bỏ thuốc, rượu bia, hoặc các chất kích thích... trong thời gian này
     

Nhổ răng khôn giá bao nhiêu?

Nhổ răng không tại mỗi nha khoa sẽ có giá khác nhau, do nó phụ thuộc vào tình trạng răng, số lượng răng, tay nghề bác sĩ và công nghệ thực hiện. Nếu gặp tình trạng viêm nhiễm răng thì cần điều trị khỏi trước khi thực hiện nhổ. Lúc này chi phí nhổ răng của bạn sẽ cao hơn.

Tại nha khoa Win Smile sẽ giao động trong khoảng 2 - 7 triệu. Tùy thuộc vào tình trạng răng hiện tại, mức độ lệch lạc và độ khó của răng mà chi phí nhổ răng khôn sẽ khác nhau.  Trước khi nhổ răng khôn bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá tình trạng trước khi thực hiện sau đó đưa ra chi phí trước để khách hàng cảm thấy thoải mái và an tâm khi trải nghiệm dịch vụ.

Ngoài ra nha khoa thường hay có các chương trình khuyến mãi để giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Để biết chương trình khuyến mãi hiện nay là gì bạn có thể gọi đến tổng đài hoặc đến trực tiếp nha khoa thăm khám. Các bác sĩ sẽ tư vấn, thăm khám miễn phí.

Nhổ răng khôn không đau không sưng tại Win Smile

Nha khoa Win Smile là địa chỉ uy tín về chăm sóc và điều trị răng miệng. Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề nhổ răng khôn, hãy đến với Win Smile để được thăm khám và nhổ răng an toàn, không đau nhức với công nghệ nhổ răng hiện đại.

  • Đích thân các bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề giỏi của Nha khoa Win Smile sẽ thăm khám, tư vấn và tiến hành nhổ răng khôn cho bạn.
  • Việc nhổ răng được thực hiện nhẹ nhàng bởi các thiết bị, máy móc hiện đại hỗ trợ không hề có cảm giác đau nhức nhờ công nghệ gây tê hiện đại, giúp bạn hoàn toàn thoải mái.

Các câu hỏi thường gặp khi nhổ răng khôn

Tổng hợp những thắc mắc, lo âu của khách hàng trước khi quyết định nhổ răng khôn.

  • Nhổ răng khôn có đau không?

    • Trước khi nhổ răng khôn bạn sẽ được bác sĩ chụp phim x- quang để đánh giá mức độ mọc lệch, chân răng và độ khó của răng. Từ đó sẽ có hướng xử lý nhổ bỏ răng khôn một cách nhẹ nhàng nhất tránh sang chấn và rút ngắn thời gian nhổ.

    • Bên cạnh đó trong quá trình nhổ răng, bạn sẽ được gây tê cục bộ nên sẽ tạo cảm giác thoải mái trong suốt quá trình nhổ răng. Cảm giác đau chỉ xuất hiện trong khoảng 2 ngày đầu, vì thuốc tê đã hết tác dụng. Nhưng đừng quá lo lắng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn. Cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất theo khả năng phục hồi vết thương.

  • Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không?

    • Nhiều người lo lắng nhổ răng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hay thần kinh. Nếu được thực hiện tại nha khoa uy tín có bác sĩ dày dặn kinh nghiệm như nha khoa Win Smile thì nhổ răng khôn rất an toàn. Biến chứng sau nhổ răng chỉ xảy ra tại địa chỉ kém uy tín, giá thành rẻ.

  • Nhổ răng khôn ở hàm dưới có nguy hiểm không?

    • Trước khi nhổ răng khôn hàm dưới cần phải kiểm tra sức khỏe tổng quát, chụp X-quang để định hình vị trí răng khôn và vị trí dây thần kinh. Nếu khách hàng từng có tiền sử về bệnh tim, các bệnh về máu cần được nghiên cứu kỹ lưỡng của các nha sĩ và bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

    • Nhổ răng khôn là phương pháp được các nha sĩ khuyên nên thực hiện với các trường hợp mọc lệch, đau nhức, sưng nướu để giảm thiểu những biến chứng răng miệng khó lường. Với sự phát triển của y học hiện nay, nhổ răng khôn hàm dưới diễn ra vô cùng đơn giản và nhanh chóng, kể cả đối với những ca khó. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng nhưng cũng nên lưu ý chọn những địa chỉ nha khoa có cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm như Win Smile để việc nhổ răng khôn diễn ra nhẹ nhàng và an toàn nhất nhé.

* Bạn hãy gọi đến số: 0966688234 nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp. Hãy đặt lịch ngay hôm nay nhé!

Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến 24/7
0966 688 234 - 0977 688 234
Z 0966 688 234 - 0977 688 234
Đặt lịch khám tại WinSmile
* Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!
Đặt lịch Giờ làm việc:
8h00 đến 20h00
Hotline tư vấn: 1900 5228
Đăng ký tư vấn miễn phí!