Cách vệ sinh cầu răng sứ khoa học luôn được các bác sĩ chỉ dẫn sau khi hoàn thiện quá trình làm răng. Điều này sẽ giúp tránh những ảnh hưởng như hôi miệng, viêm tủy, sưng nướu… đồng thời kéo dài tuổi thọ của răng.
Vệ sinh cầu răng sứ là cần thiết nhằm loại bỏ nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
Với rất nhiều các phương pháp phục hình mất răng khác nhau, cầu răng sứ vẫn được nhiều cô chú/anh chị lựa chọn bởi tính thẩm mỹ và đáp ứng chức năng ăn nhai tốt. Tuy nhiên, để duy trì tuổi thọ của răng, cô chú/anh chị cần vệ sinh thật kỹ lưỡng.
Nguyên nhân bởi lẽ, cầu răng sứ là một khối liên kết giữa các răng với nhau. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ mài trụ 2 răng thật kế cận vị trí mất răng, sau đó phủ răng sứ lên. Bản chất là dãy cầu liền kề, do đó rất khó để vệ sinh nhất là vị trí cầu răng tiếp giáp với nướu.
Việc vệ sinh răng không đúng cách sẽ khiến mảnh vụn thức ăn lên men, vi khuẩn phát sinh gây nên các bệnh lý răng miệng. Do đó, cách vệ sinh cầu răng sứ đúng là điều cần thiết và đặc biệt chú trọng, điều này giúp tránh sự phát triển của vi khuẩn, loại bỏ nguy cơ gây nên hôi miệng, sâu răng, viêm nướu…
Cầu răng sứ nếu không được vệ sinh gây giắt thức ăn, hôi miệng, ảnh hưởng răng thật...
Sau khi làm cầu răng sứ, việc không vệ sinh kỹ lưỡng có thể gây nên một số ảnh hưởng như:
Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cầu răng sứ, việc không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng còn khiến vi khuẩn phát sinh gây hư hỏng các răng lân cận, gây nên các bệnh lý như sâu răng, viêm nhiễm hoặc thậm chí là mất răng.
Theo nghiên cứu, bệnh nhân sử dụng phương pháp cầu răng sứ sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng cao hơn so với người bình thường. Do đó, việc vệ sinh sau làm cầu răng là điều đặc biệt cần thiết.
Khi làm cầu răng sứ, việc mài răng trụ sẽ khiến chiếc răng đó yếu đi. Việc vệ sinh không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn tấn công làm ảnh hưởng đến tủy răng gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, còn gây ra các vấn đề như giắt thức ăn, hình thành các mảng bám cao răng…
Có thể bạn quan tâm: Làm cầu răng sứ có đau không?
Tại vị trí dưới cầu răng, khi thức ăn thừa không được làm sạch sẽ là nguyên nhân gây nên các bệnh lý răng miệng, điển hình như hôi miệng hay sưng nướu…
Cách vệ sinh cầu răng sứ giúp kéo dài tuổi thọ.
Cầu răng sứ khác hoàn toàn với bọc sứ, phương pháp này sẽ cần ít nhất 3 mão sứ tạo thành dải cầu gắn cố định lên răng thay thế cho răng đã mất. Phương pháp này nếu không được thực hiện tỉ mỉ, kỹ lưỡng và đúng kỹ thuật sẽ tạo ra khe hở gây dắt thức ăn và lâu dần hình thành bệnh lý răng miệng. Để tránh tình trạng này, đồng thời kéo dài tuổi thọ của răng, cô chú/anh chị cần:
Hãy lựa chọn các loại bàn chải lông mềm, thao tác nhẹ nhàng trên răng. Cách thực hiện như sau: Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc thân răng, chải từ trong ra ngoài và chải đều cả mặt nhai nghiền.
Điều này sẽ giúp loại bỏ mảng bám mà không gây ảnh hưởng đến nướu, cầu răng sứ cũng sẽ không bị tác động.
Cô chú/anh chị cần chú ý đánh răng 2 - 3 lần/ ngày, thời điểm lý tưởng nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Sau khi làm cầu răng sứ, cô chú/anh chị không nên sử dụng tăm xỉa răng. Điều này có thể gây nên tình trạng lung lay, ảnh hưởng đến dải cầu. Thay vào đó, hãy kết hợp đánh răng và sử dụng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên răng. Khi thao tác, cũng nên chú ý nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu.
Ngoài 2 cách vệ sinh răng miệng sau khi làm cầu răng sứ trên, cô chú/anh chị có thể kết hợp sử dụng nước muối để súc miệng. Việc súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý sẽ loại bỏ vi khuẩn, giúp hơi thở thơm tho hơn.
Nên từ bỏ các thói quen xấu, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sau làm cầu răng sứ.
Những thói quen tưởng chừng như vô hại đến sức khỏe răng miệng như cắn móng tay, hút thuốc lá… Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của cầu răng. Ví dụ, trong thuốc lá có chất Nicotine khiến cầu răng bị đổi màu, mất thẩm mỹ. Hay dùng răng mở nắp chai sẽ khiến răng bị sứt mẻ, lung lay… Do đó, hãy từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt nếu bạn muốn sở hữu hàm răng khỏe mạnh.
Ngoài việc chú ý đến vệ sinh răng miệng, duy trì thói quen tốt, bệnh nhân làm cầu răng sứ cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Nên tránh ăn các loại đồ ăn dai, cứng sẽ làm răng sứ bị sứt mẻ hoặc bong tuột.
Cô chú/anh chị cũng cần tránh ăn các loại đồ ăn quá nóng hoặc lạnh dễ khiến khoang miệng bị kích ứng.
Nếu muốn sở hữu hàm răng trắng sáng, đều màu, cô chú/anh chị cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa màu sẫm như cà phê, trà hay rượu vang…
Để kéo dài tuổi thọ cho cầu răng sứ, cô chú/anh chị cần thực hiện tái khám định kỳ 6 tháng/lần. Khi thăm khám, dựa trên tình hình thực tế bác sĩ sẽ đánh giá mức độ sai lệch (nếu có) và sẽ tiến hành điều chỉnh để ăn nhai tốt nhất.
Ở mỗi lần tái khám, bác sĩ cũng sẽ vệ sinh răng miệng, lấy cao răng để tránh vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Trên đây là cách vệ sinh cầu răng sứ giúp răng ổn định hơn, kéo dài tuổi thọ. Cô chú/anh chị có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc vui lòng liên hệ nha khoa Win Smile để được hỗ trợ!