Khi gặp phải trường hợp mất răng, với nguồn tài chính không quá dư dả, mọi người thường có xu hướng tìm phương pháp phục hình răng với chi phí khá tối ưu là làm cầu răng sứ. Tuy nhiên, khi lựa chọn lại đắn đo rằng liệu làm cầu răng sứ có đau không? Nếu đau thì làm cách nào giảm đau? Trong bài này, Win Smile sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó nhé!
Thông thường, mọi phương pháp đều có những hợp có thể áp dụng được và những trường hợp thì không. Làm cầu răng sứ cũng không ngoại lệ. Nếu bạn thuộc những trường hợp sau đây, bạn có thể lựa chọn phương pháp làm cầu răng sứ để phục hình răng đã mất nhé:
Vậy đi vào câu hỏi chính “Làm cầu răng sứ có đau không?”, câu trả lời là gì?
Đa số mọi người khi tìm tới các phương pháp can thiệp trực tiếp vào sức khoẻ của mình, cụ thể là việc phải mài đi răng thật, thường rất sợ sệt và lo lắng rằng nó có đau không.
Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với sự lo lắng đó, toàn bộ quá trình làm cầu răng sứ bạn sẽ không quá đau như bạn nghĩ. Điều này là do, trước khi bắt đầu tiến hành làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ gây tê giúp bạn mất đi tạm thời cảm giác đau nhức.
Sau khi hoàn thiện (khoảng 1-2) giờ cho 2 ngày chính (Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình 2 ngày thực cho toàn bộ quá trình, bạn có thể tham khảo Quy trình làm cầu răng sứ), khi này thuốc tê sẽ dần hết tác dụng, thì tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà bạn sẽ cảm thấy đau hay không. Nếu có, thì bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi ê chút cho chưa quen nhưng chỉ kéo dài nhiều nhất là trong 2 ngày đầu và giảm dần vào những ngày sau đó. Nhưng bạn hãy yên tâm và đừng quá lo lắng, vì đây chỉ là những cơn đau hoàn toàn bình thường thôi.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, cơn đau có thể sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần đầu, nếu tình trạng đau nhức đó kéo dài hơn, thì có thể trong quá trình làm cầu răng sứ của bạn đã xảy ra một số vấn đề như:
Việc làm cầu răng sứ có đau hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và tay nghề của bác sĩ. Vì cấu tạo men răng của mỗi người là khác nhau, và tình trạng răng ở thời điểm đó cũng khác nhau, nên tỉ lệ mài răng nếu không được tính toán kỹ lưỡng dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của bác sĩ sẽ khiến bệnh nhân dễ gặp tình trạng đau nhức nếu bị mài quá nhiều, nếu mài nhiều tới mức bị lộ ngà răng có thể khiến ê buốt
Trong quá trình chế tác răng sứ và sau khi hoàn thiện, nếu cầu răng sứ cao hơn, hoặc không chuẩn với các răng xung quanh, có thể gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn, từ đó, gây nên tình trạng ê, nhức trong sinh hoạt và ăn nhai của bệnh nhân. Tuy nhiên, không thể đảm bảo 100% rằng cầu răng sứ sau khi chế tác có thể vừa khít và đúng ngay khớp cắn khi lắp vào răng được, do vậy kỹ năng điều chỉnh khớp cắn của bác sĩ cũng là yếu tố cần thiết để tình trạng đau nhức không diễn ra.
Nếu sai sót của cầu răng sứ không quá nhiều, có thể do nhiều lý do gây nên, những nếu xuất hiện sai lệch khớp cắn quá nhiều, thì có thể do tay nghề của bộ phận chế tác chưa tốt hoặc kỹ thuật lấy dấu hàm của bác sĩ để gửi về cho phòng chế tác chưa đúng, dẫn tới mẫu hàm không đúng với tình trạng thực tế khách hàng gặp phải.
Những cơn đau sau khi làm cầu răng có thể do răng trụ hoặc những chiếc răng khác trong hàm bị sâu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì việc chăm sóc răng miệng tốt và đảm bảo chất lượng cầu răng thì tỷ lệ người bệnh gặp phải triệu chứng đau do sâu răng sẽ rất thấp.
Nếu các bệnh lý răng miệng trước đó hoặc các răng liền kề hoặc răng làm trụ bị sâu thì đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau sau khi làm cầu răng sứ.
Với vấn đề bệnh lý răng miệng chưa được điều trị dứt điểm, các bác sĩ đã tiến hành làm cầu luôn thì đó là do tay nghề và chuyên môn của bác sĩ chưa đủ tốt. Còn với việc răng làm trụ bị sâu răng sau đó, theo các bác sĩ, sẽ xuất hiện tỉ lệ này rất thấp, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề đó
Ngoài ra, có thể do chất cố định chưa bịt kín được phần chân hở ra giữa răng thật và cầu răng, khiến nơi này trở thành một “địa điểm lý tưởng” cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây ra các bệnh lý răng miệng sau đó, dẫn tới tình trạng đau nhức sau khi làm cầu răng sứ
Một số người gặp thói quen nghiến răng khi ngủ, tuy nhiên việc này sẽ phần nào tạo ra áp lực lên bề mặt răng sứ, từ đó tác động vào phần răng thật, thậm chí nếu nghiến mạnh quá có thể ảnh hưởng tới cả xương hàm.
Nếu tình trạng này diễn ra dai dẳng và quá lâu sẽ khiến cầu răng sứ bị viêm, nặng hơn là gãy luôn cầu răng đó.
Vậy sau khi biết những vấn đề khiến bạn cảm thấy đau nhức, dưới đây là một số biện pháp có thể phòng ngừa những đau nhức “không ai mong muốn” đó nhé:
Bạn biết không, làm cầu răng sứ là phương pháp an toàn và hiệu quả cho những người gặp tình trạng mất răng, giúp đem lại tự tin trong giao tiếp, ăn nhai khoẻ mạnh hơn. Quy trình làm cầu răng sứ sẽ không đau nếu bạn tìm được cho mình nha khoa uy tín và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Nếu bạn cũng gặp tình trạng mất răng và muốn phục hình, đừng ngần ngại liên hệ với Win Smile qua hotline 0966.688.234| 0967.688.234 bạn nhé!