Ưu, nhược điểm của cầu răng sứ là gì? Đây có phải là phương án phục hình mất răng tốt nhất? Bài viết dưới đây là giải đáp chi tiết về ưu điểm, hạn chế của cầu răng cô chú/anh chị nên biết để có quyết định đúng đắn.
Cầu răng sứ đáp ứng tốt ăn nhai và chức năng thẩm mỹ.
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình xuất hiện từ khá lâu, giúp đảm bảo chức năng thẩm mỹ và ăn nhai tốt. Dưới đây là những ưu điểm của cầu răng sứ cô chú/anh chị có thể tham khảo:
Theo khảo sát, khách hàng sau khi làm cầu răng sứ sẽ cho khả năng ăn nhai đến 80% so với răng thật. Sở dĩ như vậy là do, răng được thiết kế bằng sứ nguyên khối, đảm bảo chắc chắn, cứng cáp trong môi trường biến nhiệt của khoang miệng.
Sau khi lắp răng với phương pháp cầu răng sứ, bạn có thể thoải mái ăn nhai các món ăn yêu thích. Tuy nhiên, cần chú ý những ngày đầu sau khi làm cầu răng sứ, nên ăn những loại đồ ăn không quá cứng, tránh ảnh hưởng đến độ ổn định của răng về sau.
Nếu như hàm tháo lắp lỏng lẻo thì với cơ chế hoạt động gồm một cầu răng, sau đó 2 răng thật được mài để làm trụ giúp cầu răng sứ không chỉ ăn nhai tốt mà còn đảm bảo thẩm mỹ tối ưu.
Răng có màu sắc tương đồng với màu môi má, màu của da do khách hàng sẽ được chọn màu sắc dựa trên bảng màu vita 3D.
So với phương pháp trồng răng Implant, cầu răng sứ được đánh giá là tối ưu khi nó vừa đáp ứng ăn nhai, vừa đảm bảo thẩm mỹ. Bên cạnh đó, chi phí của làm cầu răng sứ cũng khá mềm, giúp khách hàng có thể tiết kiệm đáng kể chi phí phục hình mất răng.
Cầu răng sứ phải mài răng thật gây ảnh hưởng đến răng gốc.
Mang đến nhiều ưu điểm, tuy nhiên cầu răng sứ cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định:
Một trong những hạn chế đầu tiên của phương pháp cầu răng sứ là không thể áp dụng cho nhiều trường hợp. Ví dụ, với khách hàng mất răng toàn hàm hoặc khách hàng bị mất nhiều răng, tuy nhiên các răng không liền kề nhau.
Bên cạnh đó, để thực hiện làm cầu răng sứ, khách hàng cần có sức khỏe răng miệng tốt, không gặp các bệnh lý như viêm nướu, tủy răng…
Cầu răng sứ không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm do chỉ có bản chất của phương pháp này là bác sĩ sẽ mài thân răng thật kế cận chiếc răng mất để làm trụ, sau đó bắc cầu răng sứ lên. Việc chỉ đáp ứng phần thân răng sẽ không thể khiến xương hàm phát triển, lâu dần gây tiêu xương.
Có thể bạn quan tâm: Làm cầu răng có bị tiêu xương?
Bên cạnh những nhược điểm kể trên, cầu răng sứ còn một hạn chế nữa là tuổi thọ không bền. Trung bình, tuổi thọ làm cầu răng chỉ duy trì trong khoảng 10-15 năm, phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Cách vệ sinh cầu răng sứ chi tiết nhất
Cầu răng sứ và Implant đều có những điểm vượt trội riêng.
Hiện nay, cả cầu răng sứ và trồng răng Implant đều mang đến những ưu điểm vượt trội, được nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp nào ưu việt hơn, cùng so sánh dựa trên một số tiêu chí dưới đây:
Trước khi quyết định trồng răng Implant hay cầu răng sứ, cô chú/anh chị hãy cân nhắc đến độ bền, tuổi thọ. Với cầu răng sứ, tuổi thọ sẽ kém hơn so với trồng răng Implant. Trung bình, tuổi thọ sẽ duy trì khoảng 10-15 năm trong khi đó trồng răng Implant có thể lên đến 40 năm hoặc thậm chí hơn nếu được chăm sóc tốt.
So với cầu răng sứ, trồng răng Implant có chi phí cao. Tuy nhiên, đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ, phương pháp này có thể thay thế được cả chân răng và thân răng đã mất. Điều này giúp tránh được tình trạng tiêu xương hàm, giắt thức ăn gây nên các bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu…
Khi lựa chọn phương án phục hình mất răng, vấn đề bảo tồn răng thật cũng là điều đáng quan tâm.
Với trồng răng Implant, trụ được chế tạo bằng titanium nguyên chất, được xử lý bề mặt kỹ lưỡng trước khi đưa vào xương hàm, điều này tránh ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Trong khi đó, cầu răng sứ khách hàng phải mài răng khỏe mạnh để làm trụ, gây xâm lấn răng thật.
Trồng răng Implant tránh tình trạng tiêu xương hàm.
Dựa vào các tiêu chí so sánh cầu răng sứ và răng Implant có thể thấy, việc cấy ghép implant vượt trội hơn hẳn. Phương pháp này áp dụng được cho mọi tình trạng mất răng khác nhau bao gồm: mất 1 răng, nhiều răng, mất răng toàn hàm… Bên cạnh đó, răng Implant cũng có mang đến nhiều ưu điểm khác:
Phục hồi được cả chân răng đã mất nhờ trụ titanium, điều mà các phương pháp truyền thống chưa làm được.
Khắc phục được mọi hạn chế do mất răng gây nên như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu, lệch khớp cắn…
Trồng răng Implant không phải mài răng, không tác động đến răng kế cận, do đó không gây xâm lấn, bảo tồn tối đa răng thật.
Răng Implant có độ bền cao, duy trì chức năng ăn nhai như răng thật.
Với những ưu điểm vượt trội đó, trồng răng Implant được xem là giải pháp lý tưởng được các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng nếu khách hàng có điều kiện.
Trên đây là những chia sẻ về ưu, nhược điểm của cầu răng sứ và so sánh phương pháp này với trồng răng Implant. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cô chú/anh chị lựa chọn được giải pháp phục hình phù hợp.