Bọc răng sứ bị tụt lợi không? Cách khắc phục là gì? là những băn khoăn của nhiều khách hàng sau bọc sứ. Dưới đây là giải đáp chi tiết từ chuyên gia tại nha khoa Win Smile giúp bạn yên tâm khi bước vào quá trình thay đổi nụ cười.
Bọc răng sứ không gây tụt lợi nếu thực hiện đúng kỹ thuật.
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ, được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ mài một lớp men răng thật để làm trụ sau đó phủ mão răng sứ lên. Mục tiêu chính của việc bọc răng sứ là cải thiện hình dáng, màu sắc và vẻ tự nhiên của răng, tạo nên nụ cười đẹp với thẩm mỹ hoàn hảo.
Nhiều khách hàng băn khoăn rằng, bọc răng sứ liệu có bị tụt lợi không?
Có thể nói, bọc răng sứ là kỹ thuật an toàn, KHÔNG BỊ TỤT LỢI nếu được thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật và được chăm sóc, vệ sinh đúng cách.
Ngược lại, bọc răng không đảm bảo đúng chuẩn có thể là nguyên nhân gây nên các biến chứng như viêm nướu, tụt lợi, hôi miệng, nhiễm trùng, đen viền nướu…
Bọc răng sứ bị tụt lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tụt nướu sau khi bọc răng sứ có thể xuất hiện trong một số trường hợp và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây tụt nướu sau khi bọc răng sứ:
Quá trình bọc răng sứ cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể gây tụt nướu.
Ngoài ra, bác sĩ tay nghề kém sẽ không xác định chính xác được tỷ lệ mài răng. Việc mài răng quá nhiều, mão sứ không khít sẽ làm gây kênh cộm, vi khuẩn phát triển, gây nên bệnh lý như hôi miệng, kích ứng nướu…
Lấy dấu răng sai dẫn đến răng sứ thiết kế bị sai kích thước. Khi lên răng có thể gây kênh cộm, lực cắn không đều. Nếu lực cắn lên răng sứ không đều, nướu có thể bị tác động mạnh tạo ra áp lực không cân đối và dẫn đến tụt nướu.
Trước khi thực hiện bọc răng sứ, cần đảm bảo điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng trước đó như viêm nướu, viêm nha chu, mảng bám cao răng… Nếu không điều trị triệt để, sau bọc răng sứ răng trở nên nhạy cảm hơn và rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây bệnh lý phức tạp.
Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, thức ăn và vi khuẩn có thể tích tụ và gây viêm nhiễm nướu. Khi nướu bị viêm nhiễm, có thể gây tụt nướu.
Trường hợp sau bọc răng sứ, bạn chải răng quá mạnh cũng sẽ rất dễ làm tổn thương mô mềm quanh răng, tạo vi khuẩn xâm nhập gây bệnh lý răng miệng.
Bọc răng sứ bị tụt lợi gây khó khăn ăn nhai, viêm nhiễm...
Dưới đây là một số những ảnh hưởng khi răng sứ bị tụt lợi như:
Tụt nướu sau khi bọc răng sứ gây tình trạng khó chịu, đau nhức. Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của nướu. Hãy đến nha khoa để được kiểm tra và khắc phục sớm, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Khi nướu bị tụt lợi và không đủ bám chắc lớp sứ. Răng sứ lỏng lẻo sẽ khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, khi bị tụt lợi, ăn nhai cũng nhạy cảm hơn, đặc biệt là khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Việc ăn nhai bị ảnh hưởng kéo theo đó là hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn.
Khi bị tụt lợi, vi khuẩn và mảng bám tích tụ trong khe hở giữa lớp sứ và nướu có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm nướu, kích thích hoặc nhiễm nấm.
Bọc răng sứ bác sĩ sẽ cần mài 2 răng thật. Sau khi bọc xong, nếu không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách sẽ gây tụt lợi, viêm nhiễm và dễ khiến 2 cùi răng bị phá hủy. Nếu không điều trị sớm có thể khiến răng lung lay, thậm chí là mất răng.
Tùy thuộc vào nguyên nhân tụt nướu mà bác sĩ sẽ có hướng khắc phục phù hợp, ví dụ:
Tụt nướu do chế tác mão sứ sai kích thước: Buộc bác sĩ phải lấy dấu hàm và thiết kế lại răng sứ mới và tháo dỡ răng cũ và lắp lại răng.
Tụt nướu do chưa điều trị hết bệnh lý: Bác sĩ sẽ tháo mão sứ để điều trị dứt điểm bệnh lý, sau đó gắn lại răng.
Tụt nướu do răng sứ kém chất lượng: Bác sĩ sẽ phải bỏ răng cũ để thay bằng răng sứ đảm bảo chất lượng hơn.
Ngoài những cách trên, để tránh tình trạng tụt nướu sau bọc răng sứ, bạn cần áp dụng các lưu ý sau:
Chọn địa chỉ nha khoa uy tín: Một địa chỉ nha khoa uy tín là điều đặc biệt quan trọng giúp tránh được những biến chứng hay bệnh lý răng miệng sau bọc răng sứ. Bác sĩ giỏi sẽ giúp quy trình bọc sứ diễn ra thuận lợi và an toàn nhất, tránh trường hợp răng sứ kênh cộm hay xâm lấn quá nhiều gây đau nhức, ê buốt hoặc nhiễm trùng.
Vệ sinh miệng đúng cách: Hãy vệ sinh răng miệng đúng cách bằng việc đánh răng 2 lần/ngày sau bữa ăn. Nên sử dụng bàn chải lông mềm kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn tích tụ, giảm nguy cơ viêm nhiễm nướu.
Tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ: Hãy tuân thủ lịch thăm khám định kỳ của bác sĩ để kiểm tra tình trạng tụt nướu và răng sứ.
Bọc sứ bị tụt nướu cần được giải quyết triệt để để tránh những ảnh hưởng nặng nề hơn. Nha khoa Win Smile là địa chỉ tin cậy giúp bạn khắc phục mọi vấn đề răng miệng, mang đến nụ cười khỏe đẹp và tự tin. Nếu bạn đang gặp vấn đề về sai lệch răng, bệnh lý răng miệng, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.