Khi ăn nóng uống lạnh hay ăn các thực phẩm có tính chua - ngọt chúng ta thường có cảm giác bị ê buốt răng. Nhưng nguyên nhân chính xảy ra tình trạng đó không phải là do đồ ăn mà là do cấu tạo của răng.
Một chiếc răng bình thường sẽ được cấu tạo cơ bản bởi 3 phần:
Men răng
Ngà răng
Tủy răng
Men răng là lớp ngoài cùng của răng, che phủ toàn bộ bề mặt thân răng có thể thấy trong miệng. Men răng là mô cứng nhất trong cơ thể, góp phần vào việc tạo màu răng và là thành phần chịu lực quan trọng trong chức năng ăn nhai.
Ngà răng là lớp dưới men răng, đóng vai trò chính tạo màu cho răng. Trong ngà răng có rất nhiều ống ngà rất nhỏ nối liền với tủy răng chứa đựng các tế bào ngà, tạo cảm giác cho răng khi ăn những thực phẩm nóng lạnh chua ngọt hay đồ cứng. Đây chính là lý do chính dẫn đến tình trạng ê buốt mà chúng ta thường hay gặp phải.
Tủy răng chính là phần trung tâm của răng và là một mô sống vì chứa đựng mạch máu nuôi dưỡng răng và các dây thần kinh cảm giác. Do đó tủy răng được xem là sự sống của răng.
Như vậy, khi phần ngà răng bị tác động, các ống ngà thay bị đổi áp suất kích thích tới các dây thần kinh cảm giác ở tủy răng gây nên tình trạng ê buốt răng.
Ảnh mô tả chi tiết cấu tạo của 1 chiếc răng | Nguồn Google
Hiện nay, ngành nha khoa thẩm mỹ đang có hai phương pháp làm răng sứ phổ biến là Dán sứ Veneer và Bọc răng sứ.
Với phương pháp Dán sứ Veneer là công nghệ làm răng sứ thẩm mỹ không mài thì nguy cơ bị ê buốt là rất nhỏ. Nhưng ngược lại, phương pháp bọc răng sứ thì cần phải trải qua giai đoạn mài nhỏ răng khá phức tạp.
Với bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài vào đến phần ngà răng để tạo sự chắc chắn cho mão sứ khi bọc lên cũng như dễ thiết kế dáng răng phù hợp, do đó sẽ không thể tránh khỏi cảm giác ê buốt. Và đó sẽ chỉ là cảm giác đau buốt tạm thời, chúng ta vẫn có thể chịu đựng được.
Tuy nhiên còn một vấn đề khác về việc làm răng sứ bị ê buốt đó là sau khi làm răng xong vẫn xảy ra trình trạng ê buốt kéo dài và dẫn đến cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hằng ngày. Nguyên nhân có thể kể đến là:
Răng quá nhạy cảm khiến tình trạng ê buốt diễn ra lâu hơn.
Răng sứ kém chất lượng không đảm bảo được chức năng bảo vệ lớp ngà như men răng.
Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật: Nếu là bác sĩ tay nghề kém có thể làm hở đường hoàn tất giữa răng sứ với răng thật, chỉnh sai khớp cắn hoặc kỹ thuật mài không đúng gây kích ứng tủy,... dẫn đến tình trạng đau buốt và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Chung quy lại, trong một ca răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc làm răng sứ bị ê buốt hay không.
Ảnh mô tả răng sứ bị ê buốt | Nguồn Google
Tin đồn làm răng sứ bị ê buốt tràn lan trên mạng nhưng vẫn có rất nhiều người đi làm răng sứ và mang về nụ cười tự tin rạng rỡ. Lý do là họ đã biết đến giải pháp tối ưu giúp việc làm răng sứ không bị ê buốt cũng như không gây ra những biến chứng về sau. Vậy giải pháp đó là gì?
Một ca thẩm mỹ răng sứ thành công phải đảm bảo được những yếu tố sau:
Ảnh Bác sĩ và khách hàng tại Win Smile | Nguồn Win Smile
Làm răng sứ bị ê buốt không còn là điều đáng lo ngại nếu bạn lựa chọn được một nha khoa tốt. Win Smile là một trong số ít nha khoa thẩm mỹ hội tụ đầy đủ các yếu tố trên giúp quá trình là răng sứ thẩm mỹ được diễn ra một cách trọn vẹn và mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời. Hãy là một khách hàng thông thái luôn đưa ra những quyết định chính xác!