Niềng răng mắc cài sứ được giới chuyên môn đánh giá cao và đông đảo khách hàng lựa chọn. Vậy phương pháp này có những ưu điểm gì vượt trội? Chi phí có đắt không so với chỉnh nha truyền thống?
Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp chỉnh nha sử dụng khí cụ, vật liệu là sứ, dây thun để gắn lên bề mặt răng, tạo lực dịch chuyển ổn định nhằm đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó, giúp cải thiện các nhược điểm của răng như răng hô, móm, răng khấp khểnh… mang lại hiệu quả ăn nhai tốt, thẩm mỹ lâu dài mà không cần can thiệp phẫu thuật.
Do có màu sắc giống như màu răng thật, nên niềng răng cài sứ đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại thông thường.
Niềng răng mắc cài sứ khắc phục mọi tình trạng sai lệch khớp cắn.
Hiện nay, niềng răng mắc cài sứ được chia làm 2 loại chính bao gồm: mắc cài sứ truyền thống và mắc cài tự buộc. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng nhưng nhìn chung đều đảm bảo hiệu quả cao, độ chịu lực tốt, không gây nhiễm trùng, dị ứng…
Phương pháp này được ứng dụng phổ biến, nó hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng hệ thống dây thun để cố định dây cung, không cho mắc cài di chuyển, ma sát với răng.
Hạn chế của mắc cài sứ truyền thống là độ đàn hồi kém, dễ dàng bị bung khi niềng, gây bất tiện trong sinh hoạt cũng như ăn uống.
Mắc cài sứ buộc thun gặp phải nhiều hạn chế về vấn đề vệ sinh.
Thay vì sử dụng thun buộc, mắc cài tự buộc được thay thế bằng chốt tự động giúp cố định dây cung trong mắc cài, từ đó hạn chế tình trạng đau trong quá trình chỉnh nha. Đồng thời, niềng răng mắc cài sứ tự buộc cũng rút ngắn thời gian niềng răng từ 3-6 tháng, dễ dàng vệ sinh là bạn không cần phải quá lo lắng vấn đề bung nút cài.
Tuy nhiên, hạn chế của loại mắc cài sứ này là giá thành cao hơn so với niềng cổ điển. Việc sử dụng khóa tự động sẽ gây cộm, vướng ở giai đoạn đầu, khi bệnh nhân còn chưa quen với mắc cài, khí cụ.
Như đã phân tích ở trên, mỗi phương pháp niềng răng đều sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để lựa chọn loại niềng răng mắc cài sứ phù hợp:
Niềng răng tiết kiệm chi phí: Sở hữu hàm răng không hoàn hảo nhưng ngân sách eo hẹp, bạn có thể lựa chọn niềng răng cài sứ thông thường để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hãy cân nhắc về vị trí địa lý bởi sử dụng mắc cài sứ sẽ phải tái khám thường xuyên.
Muốn rút ngắn thời gian niềng răng: Niềng răng mắc cài truyền thống sử dụng chun buộc, nếu chun giãn mà không được thay thế sẽ làm thời gian chỉnh nha kéo dài hơn. Trong khi đó, phương pháp niềng răng bằng mắc cài sứ tự buộc được đánh giá là ổn định, hạn chế tối đa tình trạng bung tuột. Theo chuyên gia, niềng răng tự buộc sử dụng mắc cài sứ có thể rút ngắn được khoảng 3-5 tháng so với phương pháp truyền thống.
Muốn hạn chế đau, khó chịu: Có đến 70% người niềng răng khi được hỏi niềng răng có đau không đều trả lời là Có đau. Do vậy, tìm kiếm giải pháp niềng răng không đau luôn được nhiều khách hàng quan tâm.
Rất nhiều khách hàng băn khoăn niềng răng sứ tốt không? Thực tế, niềng răng mắc cài sứ không hề thua kém bất kỳ các phương pháp chỉnh nha nào, nó mang đến các ưu điểm nổi bật bao gồm:
Rất nhiều khách hàng thắc mắc liệu mắc cài sứ có mang lại hiệu quả như niềng răng mắc cài kim loại. Có thể giải thích như sau: Do được thiết kế cũng như hoạt động giống như nguyên lý của niềng kim loại, vì vậy hiệu quả chỉnh nha của 2 phương pháp là như nhau.
Với phương pháp niềng răng mắc cài sứ, tất cả các trường hợp hô, móm, khấp khểnh… đều được khắc phục nhanh chóng, đảm bảo thẩm mỹ cao, chuẩn khớp cắn, cho khả năng ăn nhai tốt.
Bạn muốn niềng răng nhưng ngại để lộ mắc cài. Nếu niềng răng Invisalign khá đắt đỏ thì niềng răng sứ mắc cài là lựa chọn phù hợp. Mắc cài sứ với màu sắc tương đồng màu răng giúp bạn tự tin nói cười mà không lo bị lộ như mắc cài kim loại. Phương pháp này khá phù hợp cho những bạn thường xuyên giao tiếp.
Thẩm mỹ hơn khi niềng răng mắc cài sứ.
Được làm bằng chất liệu sứ nguyên chất, mắc cài sứ khá lành tình, không gây dị ứng hay kích ứng cho người đeo niềng, đảm bảo vô cùng an toàn, thoải mái. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hạn chế được tình trạng tiết nước bọt không kiểm soát
Mang đến nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên hạn chế của mắc cài sứ là dễ bị vỡ khi va đập mạnh. Dù được thiết kế nhỏ gọn, nhưng sẽ không tránh khỏi cảm giác khó chịu, vướng víu trong những ngày đầu.
Thông thường, niềng răng mắc cài sứ sẽ kéo dài khoảng 18-24 tháng với 4 giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: Dàn đều + làm phẳng cung răng (3-4 tháng/ 6-8 tháng)
Giai đoạn 2: Đóng khoảng (8-12 tháng)
Giai đoạn 3: Tinh chỉnh (3-4 tháng)
Giai đoạn 4: Cố định + Tháo mắc cài (1-2 tháng).
Tuy nhiên thời gian này không cố định, sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Tình trạng răng miệng: Niềng răng mắc cài sứ có khả năng can thiệp tình trạng răng hô, thưa, móm, lệch lạc.. Do đó, tùy vào mức độ nặng nhẹ, đơn giản hay phức tạp mà quyết định thời gian nhanh hay chậm.
Độ tuổi niềng răng: Bác sĩ chỉnh nha khuyên rằng, nên niềng răng càng sớm càng tốt. Khi bước vào độ tuổi trưởng thành, răng và hàm phát triển cố định, do đó thời gian sẽ kéo dài hơn. Theo nghiên cứu, độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng là khoảng từ 7-13 tuổi. Lúc này, răng sữa mới được thay thế, việc di chuyển, sắp xếp cũng thuận tiện hơn.
Niềng răng càng sớm, thời gian niềng càng nhanh.
Công nghệ niềng răng: Trong niềng răng, răng di chuyển được là nhờ quá trình tái tạo xương. Khi tác động lực lên răng, xương cũng chịu lực và quá trình tái tạo xương bắt đầu. Và lúc này, việc tác động công nghệ hiện đại vào chỉnh nha giúp quá trình niềng răng được rút ngắn lại.
Tay nghề bác sĩ: Bên cạnh các yếu tố trên, tay nghề bác sĩ cũng góp một phần quan trọng. Bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề cao sẽ có phác đồ, kế hoạch cũng như lộ trình chính xác, phù hợp, từ đó rút ngắn thời gian điều trị.
Chế độ chăm sóc răng miệng: Một trong những yếu tố quyết định đến thời gian niềng răng mắc cài sứ không thể không nhắc đến là chế độ ăn uống, chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Nếu chăm sóc không đúng cách khiến mắc cài thường xuyên bung tuột sẽ mất thời gian gắn lại, điều này cản trở đến tiến độ niềng răng.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trong thời gian niềng răng, nên hạn chế sử dụng những đồ ăn quá dai cứng bởi có thể gây đau nhức, nứt vỡ mắc cài sứ. Đồng thời, nếu mắc các bệnh lý về răng miệng, cần điều trị dứt điểm trước khi niềng răng.
Mỗi địa chỉ niềng răng sẽ có quy trình niềng răng khác nhau. Tại Win Smile, quá trình niềng răng được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế, đảm bảo an toàn, chính xác, hiệu quả lâu dài.
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Khi đến với Nha khoa, bạn sẽ được thăm khám tổng quát về tình trạng răng miệng nhằm phát hiện những bệnh lý như viêm tủy, viêm nướu, sâu răng… Nếu có bất kỳ những vấn đề gì cần phải xử lý dứt điểm bởi lẽ, mắc cài sẽ tác động một lực tương đối để dịch chuyển về đúng vị trí, do đó sức khỏe răng miệng cần đảm bảo hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu răng yếu có thể dẫn đến các tình trạng như răng nứt vỡ hoặc thậm chí là rụng răng.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim trên máy CT Cone Beam nhằm xác định nguyên nhân bạn gặp răng thưa, hô, móm…là do răng hay do xương hàm. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành Scan lấy dấu răng bằng máy Itero để chế tác mắc cài riêng biệt.
Tư vấn niềng răng dựa trên dữ liệu thu thập từ khách hàng.
Bước 2: Nghe kế hoạch và xem trước kết quả điều trị
Sau khi thu thập đủ dữ liệu, bác sĩ sẽ thực hiện lên phác đồ điều trị chi tiết bao gồm: dịch chuyển, lực tác động, kết quả chỉnh nha. Bạn sẽ được nghe kế hoạch điều trị trong thời gian chỉnh nha.
Bước 3: Ký cam kết bằng văn bản pháp lý
Trước khi niềng răng, khách hàng sẽ được ký cam kết và kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của mắc cài cài sẽ sử dụng. Việc ký cam kết giúp khách hàng hiểu được quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong quá trình niềng răng. Đồng thời, cam kết bằng văn bản cũng giúp bảo vệ quyền lợi của bạn, tránh những rủi ro không đáng có.
Bước 4: Gắn mắc cài
Bắt đầu niềng răng, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, lấy cao răng sau đó sẽ gắn mắc cài sứ và dây cung bằng keo chuyên dụng. Mỗi thao tác đều được thực hiện cẩn trọng, bài bản và chính xác đến từng mm.
Bước 5: Tái khám định kỳ
Thông thường, sau 1 tháng bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để tăng giảm lực xiết hoặc thay khí cụ, bác sĩ và bệnh nhân sẽ giữ liên lạc thường xuyên qua điện thoại để trao đổi tình hình và kịp thời xử lý những tình huống bất thường.
Bước 6: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Khi răng đã về vị trí mong muốn và đạt độ thẩm mỹ cao nhất, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài và thiết kế hàm duy trì, chỉ định bệnh nhân đeo thêm trong một khoảng thời gian ngắn để đảm bảo ổn định vị trí, không tái phát.
Rất nhiều các khách hàng băn khoăn về giá niềng răng mắc cài sứ? Liệu so với các phương pháp niềng răng khác có đắt không?
Niềng răng mắc cài sứ có chi phí cao hơn so với niềng răng mắc cài thông thường. Tuy nhiên, đây cũng là điều dễ hiểu bởi nó mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, hiệu quả chỉnh nha cũng không hề thua kém bất kỳ phương pháp nào.
Hiện nay, mức giá niềng răng mắc cài sứ giao động ở khoảng 29-45 triệu đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch về giá là do tình trạng răng, loại mắc cài sử dụng? Mắc cài buộc chun thường có giá thành thấp hơn so với mắc cài tự buộc. Ngoài ra, mỗi nha khoa sẽ có chính sách giá khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả sức nha, duy trì sức khỏe răng miệng tốt, không nên ham rẻ tránh tiền mất tật mang.
Niềng răng mắc cài sứ trong suốt không đau, an toàn, thoải mái.
Với thắc mắc niềng răng bằng mắc cài sứ có đau không? Các chuyên gia khẳng định, có thể gây ê buốt trong một số giai đoạn. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ diễn ra trong vài ngày đầu rồi biến mất.
Nhiều khách hàng băn khoăn niềng răng bằng mắc cài sứ đau không?
Một số giai đoạn có thể gây cảm giác khó chịu cho người niềng răng, cụ thể như sau:
Tách kẽ răng: Đây là khâu chuẩn bị trước khi gắn mắc cài. Việc tách kẽ răng giúp tạo khoảng trống, giúp các răng dịch chuyển dễ dàng hơn. Sau khi tách kẽ răng, bạn sẽ thấy hơi ê, cộm kèm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ giảm dần khi đeo niềng mắc cài sứ quen.
1 tuần gắn mắc cài: Khi mới gắn mắc cài, do chưa quen với khí cụ, dây cung do vậy sẽ có cảm giác vướng víu, khó chịu, thậm chí là hơi đau. Tùy vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng mà cảm giác đau ở mỗi người là khác nhau.
Nhổ răng tạo khoảng: Bạn sẽ có cảm giác đau khi nhổ răng niềng răng mắc cài sứ, tuy nhiên cảm giác này ở mức chịu đựng được.
Siết răng định kỳ: Ở giai đoạn này, bác sĩ thực hiện siết răng nhằm giúp răng dịch chuyển theo đúng như kế hoạch ban đầu. Việc điều chỉnh lực sẽ có cảm giác hơi đau, nhưng chỉ diễn ra khoảng 2-3 ngày rồi biến mất.
Ưu điểm của niềng răng sứ là tiện lợi, thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, hãy đảm bảo tuân thủ những lưu ý sau:
Hạn chế của niềng răng bằng mắc cài sứ dễ vỡ, sứt mẻ… nếu tác động lực quá mạnh. Vì vậy, trong quá trình niềng răng bạn cần chú ý:
+ Cẩn thận hơn khi ăn nhai: Nên ăn những loại thực phẩm mềm, nhỏ và dễ nhai như sữa, phô mai, bơ, sữa chua.. nhằm giảm sức nhai cho răng, đồng thời cũng hạn chế được việc tác động lực lên mắc cài, dây cung.
Ăn nhai đúng cách trong khi niềng răng mắc cài.
+ Cẩn thận khi chăm sóc và vệ sinh răng miệng: Cần chải răng nhẹ nhàng với lực vừa phải. Đánh răng đúng cách theo chiều dọc từ trên xuống dưới, tránh chải ngang mặt răng. Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng với chỉ nha khoa, nước súc miệng, máy tăm nước…
Tránh dùng tăm xỉa răng, thay vào đó hãy sử dụng thiết bị vệ sinh răng miệng chuyên dụng.
+ Tránh vận động mạnh: Hãy cẩn trọng với những hoạt động mạnh như chơi thể thao, va chạm… tránh gãy vỡ và bung, sút mắc cài.
Chinh phục hàm răng đều đẹp cùng nụ cười rạng rỡ chưa bao giờ là dễ dàng. Hãy để Win Smile đồng hành cùng bạn! Mọi thông tin chi tiết, ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.