5/5 - (1 votes)
Cập nhật lần cuối: 09/08/2023

Có một thực tế là không phải tất cả các ca điều trị tủy răng đều thành công và mang đến hiệu quả cho người bệnh. Vẫn có những trường hợp hy hữu bị biến chứng sau khi lấy tủy răng dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội mà sử dụng thuốc giảm đau cũng không thuyên giảm. Để hiểu hơn về nguyên nhân và quy trình lấy tủy răng chuyên nghiệp, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong bài viết sau của Win Smile.

Biến chứng sau khi lấy tủy răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng bạn cũng có thể khắc phục ngay từ đầu

 

Tầm quan trọng của tủy răng

Ở mỗi giai đoạn phát triển mà tủy răng lại có cấu tạo khác nhau. Chúng là một tổ chứng bao gồm mạch máu và hệ thống dây thần kinh có cả ở thân răng và chân răng. 

Tủy răng có 2 chức năng chính là sửa chữa và tái tạo ngà răng:

  • Các mạch máu trong tủy răng giúp nuôi dưỡng toàn bộ các thành phần sống của men răng và ngà răng
  • Dây thần kinh trong tủy răng giúp cảm nhận và dẫn truyền cảm giác khi có tác động hoặc kích thích lên bề mặt răng, tạo nên các cảm giác như: ê, buốt, nóng, mạnh…. 

Tầm quan trọng của tủy răng

Nếu coi răng là một cá thể sống thì tủy răng là trái tim nuôi dưỡng, duy trì sự tồn tại của “cá thể” đó. Do vậy, trong những trường hợp răng bị tổn thương hoặc gặp những tác nhân gây ảnh hưởng tới men răng, ngà răng, hay vào trong tận tủy răng thì khả năng cao sẽ khiến răng không tồn tại sự sống được lâu nữa

Và khi những tác nhân ảnh hưởng sâu tới tủy như sâu răng thì bắt buộc người bệnh phải diệt phần tủy bị hư hỏng đó đi, để tránh gây khó chịu, đau nhức

Vậy nguyên nhân gây viêm tủy răng là gì?

  • Do thói quen chăm sóc răng miệng chưa đúng cách nên gây nên các bệnh lý răng miệng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tủy răng, gây viêm tủy
  • Do tai nạn, các hoạt động mạnh,... gây nên các chấn thương 
  • Do thường xuyên sử dụng những thực phẩm quá dai/ quá cứng
  • Do các bệnh liên quan tới dây thần kinh, có thể ảnh hưởng, làm chậm khả năng phát triển của tủy răng
  • Do tuổi cao, có thể khiến dây thần kinh trong tủy răng bị tổn thương, suy yếu

Các trường hợp cần lấy tủy răng

  • Nếu bạn gặp một trong những biểu hiện sau đây, hãy tới nha khoa để thăm khám và lấy tủy răng càng sớm càng tốt nhé:
  • Cảm giác đau nhức lan tới thái dương, dù có sự hỗ trợ của thuốc giảm đau nhưng không thuyên giảm và thường xuất hiện vào buổi tối
  • Cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn với những thực phẩm chua, ngọt, nóng lạnh
  • Thức ăn chạm vào khu vực răng sâu sẽ cảm thấy hơi đau nhức
  • Răng bị sứt, vỡ, mẻ do sâu răng hoặc do tai nạn khiến tủy lộ ra, điều này nếu để lâu có thể đã bị ảnh hưởng tới tủy răng do vi khuẩn xâm nhập vào
  • Khu vực nướu/ lợi bị sưng đỏ hơn bình thường
  • Xuất hiện các ổ mủ trắng quanh khu vực chân răng nhưng không gây cảm giác đau đớn. Nếu chạm vào sẽ thấy cảm giác đau, hoặc mủ chảy ra
  • Khi thấy có ổ mủ trắng xuất hiện dưới chân răng bạn cần đến gặp nha sĩ để được tư vấn lấy tủy răng

Các trường hợp cần lấy tủy răng

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng sau khi lấy tủy răng

Sau khi lấy tủy răng, bệnh nhân sẽ không thể còn cảm giác đau nhức hay cảm nhận được nhiệt nữa. Tuy nhiên, biến chứng sau khi lấy tủy răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân:

- Quá trình lấy tủy răng chưa triệt để. Phần tủy bị viêm vẫn còn sót lại một phần trong răng, khi này bệnh viêm tủy răng có thể phát triển mặc dù răng lấy tủy rồi;

Quá trình lấy tủy răng chưa triệt để có thể gây biến chứng sau khi lấy tủy răng

- Tay nghề bác sĩ yếu kém không cẩn thận gây thủng sàn tủy hoặc chóp tủy. (sàn là những điểm rất mỏng ở giữa hai chân răng, chóp tủy là hai điểm cuối cùng của chân răng);

- Thao tác trám bít ống tủy không cẩn thận, không được đầy đặn và sát khít;

- Thuốc trám tủy không đảm bảo chất lượng.

Để biết trường hợp của bạn cụ thể phải xử lý ra sao, tốt hơn hết hãy đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương hướng điều trị thích hợp, có thể là tẩy tủy và trám lại, hoặc nhổ răng sau đó trồng răng Implant.

Các triệu chứng bình thường sau khi lấy tủy răng

Ở trạng thái bình thường, sau khi lấy tủy răng, cảm giác ê buốt sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu và sẽ dần suy giảm, và biến mất

Tuy nhiên, nếu tay nghề của bác sĩ trực tiếp điều trị tủy cho bạn chưa được tốt hoặc có sai sót trong khâu điều trị, thì bạn rất dễ gặp phải các trạng thái bất thường như

  • Sau khi lấy tủy cảm thấy răng rất đau nhức, kể cả khi không ăn gì
  • Sưng quanh vùng nướu, kéo dài 3 ngày hoặc hơn nhưng không có cảm giác đau nhức

Các triệu chứng chứng bình thường sau khi lấy tủy răng

Do vậy, để đảm bảo không có bất kì vấn đề gì bất thường xảy ra sau quá trình điều trị tủy, hãy theo dõi cẩn thận các biểu hiện xảy ra, và báo ngay cho bác sĩ điều trị để có những biện pháp điều trị kịp thời nhé!

Quy trình chuyên nghiệp để hạn chế tối đa biến chứng sau khi lấy tủy răng

Làm thế nào để không xảy ra biến chứng sau khi lấy tủy răng, ca điều trị hoàn toàn thành công và bạn cảm thấy thoải mái, không còn những cơn đau nhức kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc nữa? Để làm được điều này thì quy trình điều trị tủy răng đúng chuẩn đóng vai trò rất quan trọng và phải thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Thăm khám, chụp phim X - quang để kiểm tra chẩn đoán sau đó chia sẻ với bệnh nhân tình trạng bệnh hiện tại

Để loại bỏ biến chứng sau khi lấy tủy răng với quy trình chuyên nghiệp, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim X - quang tại vùng răng bị nghi viêm tủy. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng của răng cũng như kiểm tra hình dạng của ống tủy để đưa ra chẩn đoán, phác đồ hỗ trợ điều trị. Sau khi nhận được sự đồng ý của bệnh nhân thì điều trị chính thức.

+ Bước 2: Gây tê

Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ để bệnh nhân không còn có cảm giác đau và thoải mái hơn trong quá trình điều trị tủy. Đồng thời giúp bác sĩ thực hiện được dễ dàng hơn trong các thao tác sao cho đạt được kết quả chính xác và hiệu quá. Riêng với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc tê và bị các bệnh cao huyết áp, tiểu đường,... thì thuốc diệt tủy dùng thay thế cho thuốc tê là bắt buộc.

Và khoảng 3 - 5 ngày sau khi tủy đã chết bệnh nhân sẽ đến nha khoa lấy tủy mà không cần phải dùng thuốc tê.

+ Bước 3: Đặt đế cao su quanh răng

Việc đặt đế cao su rất quan trọng trong quy trình lấy tủy răng. Vì lấy tủy răng cần tránh một số hóa chất từ thuốc bơm rửa cũng như dụng cụ rơi vào đường tiêu hóa hoặc đường thở ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Đế cao su này sẽ ôm sát vào răng cần lấy tủy, cách ly răng bị viêm khỏi toàn bộ khoang miệng, đảm bảo cho môi trường xung quanh răng khô sạch tránh trường hợp nhiễm vi khuẩn kỵ khí.

+ Bước 4: Mở tủy - lấy tủy - tạo hình ống tủy

Lấy tủy răng là thao tác rất quan trọng đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cũng như chuyên môn cao.

Bác sĩ sử dụng mũi khoan và dũa để mở đường tủy. Từ đường tủy này tủy viêm sẽ được hút sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Việc tạo hình ống tủy kết hợp với quá trình bơm rửa đảm bảo rằng không còn vi khuẩn sót lại bên trong. Trong quá trình này bác sĩ sẽ đối chiếu với phim X - quang đo chiều dài chân răng để ống tủy tạo hình chuẩn.

+ Bước 5: Trám bít ống tủy

Sau khi tạo ống tủy và làm sạch, không còn các triệu chứng đau nhức và viêm nhiễm, ống tủy sẽ được trám lại với cone gutta percha có tính trơ và không có phản ứng độc với cơ thể. Cone gutta cùng với hỗn hợp ZnO+ eugenol chuyên dụng trong nha khoa được bít đầy và kín vào toàn bộ hệ thống ống tủy. Bác sĩ cũng sẽ chụp phim để kiểm tra lại.

Bước 6: Hoàn thiện và hẹn lịch tái khám

Quy trình lấy tủy răng sẽ kết thúc với việc bác sĩ hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân để chắc chắn không có bất kỳ biến chứng sau khi lấy tủy răng xảy ra. Trong lần tái khám tiếp theo, bạn có thể sử dụng các phương pháp như bọc răng sứ để bảo vệ răng thật một cách tối đa, tránh nguy cơ răng bị vỡ, mẻ đổi màu. Răng sau khi chữa tủy có thể dễ đổi màu và giòn hơn những răng bình thường.

Win Smile luôn đảm bảo thực hiện đủ các bước trên với quy trình chuyên nghiệp, bệnh nhân được điều trị bởi chuyên gia tay nghề cao, học hành bài bản, có chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm trên 10 năm. Đảm bảo an toàn, hiệu quả, không xảy ra biến chứng sau khi lấy tủy răng và tư vấn tận tâm các loại dịch vụ để khách hàng luôn có hàm răng chắc khỏe, đều đẹp nhất.

 

Đinh Đình Đức

Đinh Đình Đức

Với tâm huyết và lý tưởng của người thầy thuốc, Bác sĩ Đinh Đình Đức không ngừng nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực phẫu thuật cấy ghép Implant, tìm ra những phương pháp điều trị mới và tối ưu nhất, để đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho khách hàng của mình. 

Kiến thức khác

Thời gian điều trị tủy răng mất bao lâu?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 03/08/2023
Viêm tủy răng dẫn đến đau, nhức là tình trạng nếu gặp phải sẽ rất khó chịu. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị ... Xem thêm

Nhược điểm của răng sứ Venus là gì? Nên chọn làm răng sứ Venus không?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 16/06/2023
Răng sứ Venus là dòng răng sứ phổ biến và rất được ưa chuộng hiện nay do có mức chi phí hợp lý và chất lượng ổn định. Tuy nhiên, ... Xem thêm

Các phương pháp tẩy trắng răng an toàn, hiệu quả cao

Chuyên mục Kiến thứcNgày 31/07/2022
Tẩy trắng răng hiện đang khá được ưa chuộng bởi cho hiệu quả nhanh, răng trắng sáng, đều màu. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều các phương pháp tẩy ... Xem thêm

Răng xỉn màu có tẩy trắng được không? Giải đáp từ chuyên gia

Chuyên mục Kiến thứcNgày 14/08/2022
"Răng xỉn màu có tẩy trắng được không?" đó là câu hỏi của nhiều khách hàng khi không may sở hữu hàm răng có màu sắc kém duyên. Có thể ... Xem thêm

Răng sứ DDBIO có mấy loại? Ai nên bọc răng sứ DDBIO? 

Chuyên mục Kiến thứcNgày 31/10/2022
DDBio là dòng răng sứ thế hệ mới, hội tụ nhiều ưu điểm và có thể khắc phục các nhược điểm của răng sứ lõi kim loại truyền thống? Vậy ... Xem thêm

Răng sứ Katana giá bao nhiêu? Có tốt không?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 24/01/2023
Răng sứ Katana với nhiều ưu điểm nổi bật do đó vấn đề chi phí có đắt không cũng luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Răng sứ ... Xem thêm
Đặt lịch khám tại WinSmile
* Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!
Đặt lịch Giờ làm việc:
8h00 đến 20h00
Hotline tư vấn: 1900 5228
Đăng ký tư vấn miễn phí!