4.5/5 - (2 votes)
Cập nhật lần cuối: 17/08/2023

Nhiều khách hàng sau khi bọc răng sứ muốn hoàn thiện nụ cười nên đã nghĩ đến phương án kết hợp phương pháp niềng răng. Tuy nhiên, bọc răng sứ rồi có niềng răng được không? Trường hợp nào có thể niềng và không niềng răng được? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết!

Bọc răng sứ rồi có niềng răng được không?

Bọc sứ vẫn niềng được khi chỉ bọc 1 hoặc 1 vài răng đơn lẻ.

Bọc sứ vẫn niềng được khi chỉ bọc 1 hoặc 1 vài răng đơn lẻ.

Bọc răng sứ rồi có niềng răng được không? Đó là băn khoăn của nhiều khách hàng. Trên thực tế, bọc sứ rồi vẫn có thể niềng răng, tuy nhiên có một số trường hợp không thể niềng răng sau khi bọc sứ, cụ thể:

Trường hợp niềng được sau bọc sứ

Nếu chỉ bọc răng 1 hoặc 1 vài răng sứ đơn lẻ thì bạn vẫn có thể niềng răng. Dưới tác động của mắc cài, dây cung cùng các khí cụ chỉnh nha, lực sẽ tác động đồng thời lên cả răng thật và răng sứ, giúp răng dịch chuyển đúng như mong muốn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao để răng dịch chuyển thuận lợi, tránh nứt vỡ răng bọc sứ.

Trường hợp không thể niềng răng sau bọc sứ

Niềng răng sẽ không thể áp dụng cho trường hợp đã bọc răng sứ nguyên hàm. Tuy nhiên, khi thực hiện bọc sứ cả hàm, bác sĩ cũng đã tính toán tỷ lệ sao cho thẩm mỹ nhất. Do đó, việc niềng răng sau bọc sứ nguyên hàm là không cần thiết.

Tại sao đã bọc sứ còn phải niềng răng?

Bọc sứ còn phải niềng răng do nhiều nguyên nhân như bọc sứ hỏng hoặc sai lệch khớp cắn nặng...

Bọc sứ còn phải niềng răng do nhiều nguyên nhân như bọc sứ hỏng hoặc sai lệch khớp cắn nặng...

Bọc răng sứ là phương án phục hình thẩm mỹ được đánh giá cao bởi các ưu điểm như: nhanh chóng, thẩm mỹ tối ưu, an toàn… Kỹ thuật này thường áp dụng cho các trường hợp răng xỉn màu, ố vàng, răng thưa, sai lệch khớp cắn ở mức độ nhẹ.

Tuy nhiên, khi gặp tình trạng răng hô, móm nặng… bọc răng sứ sẽ không thể khắc phục được, bắt buộc bạn phải thực hiện niềng răng chỉnh nha để kéo cả răng và xương ổ răng về vị trí đúng.

Ngoài ra, nhiều người bọc sứ xong vẫn niềng răng là do, họ lựa chọn địa chỉ không uy tín, bọc sứ sau kỹ thuật dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu, khớp cắn hở hay cắn ngược… Việc niềng lại răng lúc này là cần thiết để khắc phục khuyết điểm đó.

Các trường hợp nên niềng răng sau khi bọc răng sứ

Sau khi bọc răng sứ để khắc phục những khuyết điểm về mặt thẩm mỹ, nếu bạn chưa thực sự hài lòng với khớp cắn hay những sai lệch còn xuất hiện khi cười thì hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình phương pháp niềng răng để khắc phục.

Dưới đây là một số trường hợp bạn nên niềng răng sau khi bọc răng sứ

  • Răng hô
  • Răng thưa
  • Răng móm
  • Răng khấp khểnh
  • Khớp cắn sâu
  • Khớp cắn hở
  • Khớp cắn ngược

Các trường hợp nên niềng răng sau khi bọc răng sứ

Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ sẽ có các chỉ định phù hợp để việc niềng răng diễn ra thuận lợi và không ảnh hưởng tới răng gốc phía trong. Do vậy, để biết được chính xác răng mình có thể niềng sau khi bọc sứ hay không, hay phác đồ điều trị niềng răng cho tình trạng mình gặp phải, bạn nên tới thăm khám để được bác sĩ tư vấn kỹ càng nhé!

So sánh bọc răng sứ và niềng răng?

Niềng răng và bọc răng sứ đều có những ưu điểm riêng

Niềng răng và bọc răng sứ đều có những ưu điểm riêng.

Niềng răng và bọc răng sứ đều có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp này đều hướng đến là cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ đang khá được ưa chuộng những năm gần đây. Phương pháp này có khả năng cải thiện hình thể như răng lệch lạc, thưa, không đều, hô nhẹ… giúp sở hữu nụ cười trắng sáng và rạng rỡ hơn.

Để thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài một lớp men răng thật để làm trụ, sau đó phủ mão sứ lên trên và cố định lại bằng vật liệu chuyên dụng.

Ưu điểm của bọc răng sứ là nhanh chóng, có ngay răng mới chỉ sau 2 lần hẹn. Đồng thời, phương pháp này cũng cho tính thẩm mỹ cao, an toàn, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Hạn chế duy nhất của bọc răng sứ là phải mài đi lớp men răng thật. Nếu không tính toán kỹ lưỡng, thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao rất dễ gây nên biến chứng sau phục hình.

Niềng răng

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài… gắn cố định lên răng. Dưới tác động của khí cụ sẽ tạo lực dịch chuyển đưa răng về chuẩn khớp cắn.

Niềng răng có khả năng giúp răng đều hơn, chức năng ăn nhai được đảm bảo. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là thời gian kéo dài, trung bình khoảng 1,5-2 năm. Bên cạnh đó, niềng răng cũng không thể cải thiện được hình thể răng.

Yếu tố quyết định bọc sứ rồi có niềng răng được không?

Các yếu tố quyết định bọc sứ rồi có niềng răng được không

Các yếu tố quyết định bọc sứ rồi có niềng răng được không.

Bọc răng sứ rồi có niềng răng được hay không cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số tiêu chí cụ thể:

Mô răng còn sót lại

Bọc răng sứ bắt buộc bạn sẽ phải răng thật để tạo khoảng trống phủ mão sứ lên. Tuy nhiên, tỷ lệ mài răng ít thì khả năng có thể niềng sẽ cao hơn.

Khả năng dịch chuyển của răng

Khi gặp tình trạng răng hô, thưa, móm, khấp khểnh ở mức độ nặng, răng phải di chuyển nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định răng đủ chắc khỏe hay không? Liệu có bị tiêu chân răng và bật chân răng ra khỏi xương không?

Tình trạng khớp răng

Trước khi đưa ra quyết định bọc sứ có niềng răng được hay không, bác sĩ sẽ kiểm tra xem các răng có bị cứng khớp hay không?

Để kiểm tra, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng và gõ vào răng để nghe âm thanh phát ra. Trường hợp, âm thanh vang, rắn tức là chân răng bị ảnh hưởng.

Ngoài phát hiện bằng cách trên, bác sĩ cũng sẽ quan sát viền nướu, mặt nhai, các cạnh cắn… Tiếp đó là chụp phim X-quang để đảm bảo đưa ra chẩn đoán chính xác.

Chất lượng mão sứ

Như đã nói, chỉnh nha là sự hỗ trợ của các khí cụ để sinh lực mạnh nhưng ổn định giúp răng dịch chuyển. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng mão sứ, keo dán kém chất lượng rất dễ khiến răng bị bật ra ngoài khi niềng răng.

Do đó, trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ phải thăm khám, rà soát vị trí chân răng từ đó có phương án xử lý tốt nhất.

Phương pháp niềng nào tốt nhất sau bọc răng sứ?

Có 2 phương pháp niềng răng được áp dụng phổ biến hiện nay

Có 2 phương pháp niềng răng được áp dụng phổ biến hiện nay.

Hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng sau bọc răng sứ bạn có thể cân nhắc lựa chọn là:

Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài cùng các khí cụ chỉnh nha để tạo lực kéo, giúp điều chỉnh cung răng về vị trí đúng.

Ưu điểm:

  • Áp dụng được cho nhiều ca chỉnh nha, đặc biệt là những ca khó

  • Chi phí thấp nhất trong các phương pháp chỉnh nha

Nhược điểm:

  • Không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ bởi dễ lộ mắc cài khi cười, giao tiếp.

  • Gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

  • Dễ bị bong, đứt mắc cài khi ăn đồ dai cứng.

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài hay còn gọi là niềng răng trong suốt. Phương pháp này sử dụng hệ thống khay niềng được làm bằng vật liệu sinh học, giúp thay thế cho dây cung và mắc cài truyền thống. Với thiết kế cá nhân hóa, niềng răng trong suốt mang đến nhiều ưu điểm nổi bật.

Ưu điểm:

  • Vật liệu trong suốt, vô hình, đảm bảo tính thẩm mỹ cao

  • Ôm sát răng, tạo lực dịch chuyển nhanh chóng, ổn định

  • Khay niềng tháo lắp dễ dàng, thuận tiện khi ăn uống và vệ sinh

  • Hạn chế nhổ răng và tái khám.

Nhược điểm:

  • Chi phí khá cao

Lưu ý cần phải biết khi bọc sứ rồi niềng răng

Tuân thủ lưu ý khi đã bọc sứ rồi niềng răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Tuân thủ lưu ý khi đã bọc sứ rồi niềng răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Răng đã bọc sứ rồi niềng răng cần đặc biệt tuân thủ chế độ vệ sinh, chăm sóc cần thiết để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng:

Vệ sinh, chăm sóc đúng cách

Để tránh tổn thương nướu, bạn nên chú ý đến vấn đề vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Nên thực hiện chải răng 2 lần/ngày, thời điểm khoảng 30 phút sau ăn là tốt nhất.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý lựa chọn các loại bàn chải đánh răng lông mềm, bàn chải điện, kết hợp với tăm nước để loại bỏ mảng bám.

Chế độ ăn uống khoa học

Bạn cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý trước, trong và sau khi niềng răng. Ở giai đoạn trong khi niềng, nên chú ý ăn các loại thực phẩm mềm, tránh ăn đồ cứng hoặc dai để không làm ảnh hưởng đến mắc cài.

Bên cạnh đó, hãy bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin C, canxi, rau củ, chất đạm để ngăn ngừa sâu răng, tăng sức đề kháng…

Tái khám định kỳ

Trong giai đoạn niềng răng, hãy tuân thủ nghiêm ngặt lịch hẹn chỉnh nha của bác sĩ. Đồng thời, việc tái khám định kỳ cũng giúp bác sĩ kịp thời phát hiện những sự cố có thể xảy ra từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý.

Làm sao để bọc răng sứ rồi niềng răng đạt an toàn và hiệu quả

Win Smile là địa chỉ bọc răng sứ và niềng răng tin cậy

Win Smile là địa chỉ bọc răng sứ và niềng răng tin cậy.

Để đảm bảo niềng răng sau bọc sứ hiệu quả, an toàn, không gây ảnh hưởng đến răng thật, lựa chọn địa chỉ bọc răng sứ uy tín là điều cần thiết.

Một địa chỉ niềng răng uy tín sẽ đáp ứng được đầy đủ các yếu tố như: bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị máy móc hiện đại, vật liệu sứ đảm bảo chính hãng…

Nha khoa Win Smile tự hào là địa chỉ niềng răng, bọc răng sứ tin cậy được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Họ cũng thường xuyên được cử tham gia các khóa học chuyên sâu nhằm nâng cao tay nghề. Cho đến hiện nay, các bác sĩ tại đây đã thực hiện ít nhất hơn 300 ca lâm sàng với tỷ lệ thành công 100%.

Không chỉ chú trọng đến đội ngũ bác sĩ, nha khoa cũng liên tục đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình điều trị như máy chụp phim 3D, thiết bị phân tích sọ nghiêng, máy Scan Itero… giúp kiểm soát tầm bệnh, tránh biến chứng có thể xảy ra.

Khi đến với nha khoa Win Smile, bạn hoàn toàn yên tâm bởi sẽ luôn được theo sát trong quá trình điều trị từ những khâu thăm khám đầu tiên cho đến quá trình tháo niềng răng, đảm bảo nhanh chóng sở hữu nụ cười rạng rỡ, tự tin.

Trên đây là những chia sẻ về bọc răng sứ rồi có niềng răng được không? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra phương án phù hợp nhất. Nha khoa Win Smile với sứ mệnh thành công từ những nụ cười, sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên chặng đường chinh phục nụ cười tỏa sáng.

Nguyễn Thị Thu Hiền

Nguyễn Thị Thu Hiền

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền có thế mạnh chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ răng sứ. Với trình độ chuyên môn cao, bác sĩ Thu Hiền sẽ giúp giải quyết tốt nhất mọi nhược điểm, khuyết điểm về thẩm mỹ Răng Hàm Mặt. Bác sĩ Hiền đã mát tay thực hiện thành công trên 400 ca thẩm mỹ răng sứ trong suốt thời gian công tác tại Win Smile. 

Kiến thức khác

Niềng răng trong suốt đau không? Đau nhất ở giai đoạn nào?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 20/08/2022
Bạn sở hữu hàm răng khấp khểnh, thưa, hô, móm… và muốn cải thiện tình trạng này bằng niềng răng trong suốt. Tuy nhiên, niềng răng trong suốt đau không ... Xem thêm

Niềng răng hàm dưới bao nhiêu tiền?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 31/10/2022
Một số khách hàng khi thăm khám tại nha khoa, thường có hàm trên có khuyết điểm như: hô, lệch lạc, khấp khểnh và hàm còn lại thì không có ... Xem thêm

Kinh nghiệm niềng răng thưa mà bạn nên tham khảo

Chuyên mục Kiến thứcNgày 31/10/2022
Niềng răng thưa là giải pháp tạo ra lực tác dụng trên răng bằng cách sử dụng hệ thống khay niềng cố định hoặc hệ thống mắc cài giúp các ... Xem thêm

Hô hàm là gì? Hô hàm có niềng răng được không?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 22/10/2022
Niềng răng là giải pháp giúp cải thiện tình trạng răng hô, thưa, móm, khấp khểnh. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn rằng, hô hàm có niềng răng được không? ... Xem thêm

Niềng răng móm tại nhà liệu có hiệu quả? Mách bạn giải pháp niềng răng an toàn nhất

Chuyên mục Kiến thứcNgày 14/10/2022
Niềng răng móm tại nhà được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả hay không? ... Xem thêm

Niềng răng mắc cài kim loại thông minh - chi phí hợp lý, hiệu quả tối đa

Chuyên mục Kiến thứcNgày 06/06/2023
Mắc cài kim loại thông minh hay còn gọi là mắc cài kim loại tự động. Mắc cài kim loại thông minh sử dụng những nắp đóng tự động giúp ... Xem thêm
Đặt lịch khám tại WinSmile
* Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!
Đặt lịch Giờ làm việc:
8h00 đến 20h00
Hotline tư vấn: 1900 5228
Đăng ký tư vấn miễn phí!