Hiện nay, tình trạng chân răng sứ bị hôi sau khi làm răng sứ thẩm mỹ xảy ra khá phổ biến. Nhận biết được điều này là khi chúng ta bắt đầu có cảm giác khó chịu trong miệng, hơi thở có mùi, chân răng - viền nướu có hiện tượng sưng, một số trường hợp khác thì chân răng sứ bị đen và viêm lợi,...
Ảnh mô tả chân răng sứ bị hôi | Nguồn Google
Một hàm răng sứ khỏe mạnh sẽ luôn đem lại cảm giác thoải mái và hơi thở thơm tho, nhưng một khi đã xuất hiện “mùi lạ” thì chắc chắc chân răng sứ của bạn đang gặp vấn đề. Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến chân răng sứ bị hôi để biết mình đang nằm trong trường hợp nào nhé!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân răng sứ bị hôi. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho chân răng của bạn không được khỏe mạnh như vậy:
Do loại răng sứ:
Cho tới thời điểm hiện tại thì có 2 loại răng răng sứ được sử dụng rộng rãi trong phương pháp thẩm mỹ răng sứ đó là: sứ kim loại và sứ toàn sứ.
Đối với sứ toàn sứ, đây là loại răng sứ có tính tương thích sinh học cao vì vậy an toàn tuyệt đối với mô mềm như nướu, lợi,... khả năng gây ra hiện tượng chân răng sứ bị hôi là vô cùng thấp trừ khi bạn gặp phải bác sĩ có tay nghề kém.
Đối với sứ kim loại, đây là loại răng sứ có cấu tạo là lớp men sứ bên ngoài và khung sườn bên trong làm bằng hợp kim titan. Dù là kim loại không bị oxi hóa, nhưng khi sử dụng về lâu về dài thì kim loại vẫn sẽ gây nên ảnh hưởng nhất định tới các mô mềm, làm cho đường viền nướu bị đen, lâu ngày chân răng sứ kim loại sẽ gây hôi miệng.
Ảnh mô tả các loại răng sứ | Nguồn Google
Do tay nghề bác sĩ:
Quá trình mài răng và đắp răng sứ được thực hiện bởi một bác sĩ tay nghề kém rất dễ dẫn đến hệ quả hở đường hoàn tất hoặc vi phạm khoảng sinh học.
Hở đường hoàn tất là tình trạng đường tiếp xúc giữa cùi răng thật và răng sứ chưa được khít sát. Do đó, thức ăn dễ lọt vào khe hở, không thể vệ sinh làm cho chân răng sứ bị hôi.
Ảnh mô tả hở đường hoàn tất | Nguồn Google
Còn trường hợp vi phạm khoảng sinh học dễ xảy ra trong lúc mài cùi răng. Vị trí tạo bờ phục hình cho răng xâm lấn khoảng sinh học, khiến cho chân răng sứ bị vào quá sâu dưới nướu hoặc đường viền răng sứ đè lên phần nướu dính phía trong. Tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm nướu, hỏng nướu và đó cũng là lý do làm cho chân răng sứ bị hôi.
Ảnh mô tả khoảng sinh học | Nguồn Google
Chăm sóc răng miệng kém:
Đối với những trường hợp làm răng sứ với dòng sứ cao cấp và tay nghề bác sĩ cao nhưng vẫn xảy ra tình trạng hôi chân răng sứ thì nguyên nhân duy nhất là do vệ sinh răng miệng kém. Thức ăn tích tụ ở chân răng không được loại bỏ, không có thói quen tái khám răng sứ thường xuyên, không lấy cao răng định kỳ,... thì chân răng sứ bị hôi là điều dễ dàng xảy ra.
Đó là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chân răng sứ bị hôi. Và tất nhiên, khi xảy ra tình trạng này, chúng ta không thể “cắn răng chịu đòn” mà phải tìm cách xử lý triệt để để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Nếu bạn đang có ý định làm răng sứ và lo sợ chân răng sứ bị hôi thì tốt nhất phải tìm hiểu kỹ, lựa chọn một nha khoa uy tín và bác sĩ tay nghề cao để đảm bảo được hàm răng của bạn thật khỏe đẹp sau khi làm thẩm mỹ. Bên cạnh đó, để đảm bảo độ bền chắc cũng như độ an toàn hãy lựa chọn dòng sứ toàn sứ. Bạn có thể tham khảo một số dòng sứ cao cấp tại đây.
Còn đối với trường hợp đã làm răng sứ và chân răng bị hôi thì bạn phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Một khi chân răng sứ bị hôi do kỹ thuật thực hiện kém, do sứ kim loại hoặc các dòng sứ giá rẻ - kém chất lượng thì chắc chắn bạn phải tìm một bác sĩ giỏi để tháo lớp sứ cũ đi và lắp lại một lớp sứ mới theo một kỹ thuật an toàn - đảm bảo hơn.
Ảnh mô tả nha khoa uy tín, phòng ngừa tình trạng chân răng sứ bị hôi | Nguồn Win Smile
Bên cạnh đó, đừng quên chăm sóc răng miệng thật tốt để hơi thở thơm tho và hàm răng của bạn luôn khỏe mạnh nhé!