Mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó có thể gây nên những cơn đau, khó chịu, cản trở lớn đến bữa ăn, giấc ngủ. Dưới đây là các cách giảm đau răng khôn bạn có thể tham khảo để loại bỏ cơn đau nhanh chóng.
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, đây là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Thông thường, răng 8 sẽ mọc ở giai đoạn từ 17-21 tuổi, thậm chí là muộn hơn khi xương hàm ngừng phát triển.
Do mọc cuối cùng, dẫn đến thiếu hụt không gian khiến vị trí răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc chéo… khiến bạn cảm thấy đau đớn hoặc bị dắt thức ăn, khó khăn trong vệ sinh.
Bên cạnh đó, vị trí mọc bất thường cũng có thể làm ảnh hưởng đến các răng lân cận, gây ảnh hưởng đến nướu cũng như các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, áp xe thậm chí là mất răng.
Răng khôn là răng cuối cùng mọc trên cung hàm.
Như vậy, răng khôn tưởng chừng như vô hại nhưng đây lại là “kẻ thù thầm lặng”, do vậy khi bị đau răng khôn, nên xử lý càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Khi bị đau răng khôn, ít nhiều bạn sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, mất bao lâu để cơn đau này chấm dứt. Sẽ không có một mốc thời gian cụ thể nào về thời điểm kết thúc cơn đau răng khôn. Bởi cơ địa của mỗi người hoàn toàn không giống nhau, do vậy thời điểm mọc răng khôn cũng có sự khác biệt.
Do đây là chiếc răng mọc cuối cùng ở thời điểm xương hàm cứng chắc cộng thêm răng cư nhú trong một quãng thời gian nhất định dễ gây đau nhức, khó chịu, sốt… Ngoài ra, mỗi lần răng khôn nhú cũng sẽ tác động đến nướu, gây sưng tấy, ửng đỏ. Đặc biệt, khoảng cách giữa các đợt cư nhú không giống nhau, vì vậy việc xác định thời gian xuất hiện đau răng khôn đặc biệt khó khăn.
Để tránh các cơn đau răng khôn bất chợt có thể xảy đến, bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết để quá trình mọc răng 8 diễn ra nhẹ nhàng, thuận lợi.
Đau răng khôn chắc hẳn là nỗi ám ảnh với nhiều người. Dưới đây là cách giảm đau hiệu quả bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:
Đau răng khôn nên làm gì? Các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng gel gây tê miệng cũng là giải pháp hiệu quả giúp giảm cảm giác đau đớn. Gel gây tê thường được bán tại các hiệu thuốc, bạn có thể dễ dàng mua mà không cần kê đơn.
Trong các loại gel gây tê có chưa hoạt tính benzocaine, có tác dụng gây tê khu vực. Khi xuất hiện cơn đau, bạn chỉ cần sử dụng thuốc thoa lên vùng nướu bị ảnh hưởng. Đơn giản, dễ thực hiện tuy nhiên bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh gel gây tê, bạnh cũng có thể sử dụng thuốc Ibuprofen để giảm đau, kháng viêm, xóa bỏ nhanh cảm giác khó chịu.
Chườm đá lạnh là cách giảm đau răng khôn hiệu quả.
Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, bạn cũng có thể sử dụng túi chườm đá, nó không chỉ có tác dụng gây tê mà còn tránh được tình trạng sưng viêm, giảm đau hiệu quả.
Để thực hiện, bạn có thể sử dụng đá bọc khăn và chườm lên phần da bên ngoài vị trí bị đau khoảng 15 phút.
Một nghiên cứu cho rằng, hành tây có chứa chất kháng viêm cũng như thành phần kháng khuẩn. Điều này có nghĩa rằng, khi sử dụng hành tây sẽ có tác dụng giảm sưng và chống viễm khuẩn khá tốt, đặc biệt trong trường hợp bị sưng đau răng khôn.
Dưới đây là cách giảm đau răng khôn bằng hành tây bạn có thể áp dụng tại nhà:
Việc nhai hành tây sẽ làm dung dịch chứa trong hành thẩm thấu vào nướu, từ đó giảm viêm nhiễm và diệt khuẩn hiệu quả.
Túi trà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Theo nghiên cứu, trong trà có chứa tannin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Việc sử dụng túi trà khi đau răng khôn cũng có tác dụng giảm sưng nhanh chóng.
Cách thực hiện khá đơn giản, sau khi pha trà, bạn để tách trà và túi trà vào tủ lạnh. Sau khi trà đã lạnh, hãy lấy túi trà ra và đặt vào vị trí đau răng khôn.
Bên cạnh những cách trên, để giảm đau răng khôn bạn nên tuân thủ một số lưu ý sau:
Trên đây là các cách giảm đau răng khôn bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng tạm thời. Do đó, để xử lý triệt để bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín để điều trị kịp thời.