Sâu răng là một bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ nhỏ cho đến người già. Không chỉ gây đau nhức, ê buốt mà bệnh sâu răng còn dẫn đến hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế cần có những hiểu biết đúng về bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị sớm từ giai đoạn đầu tránh xảy ra những tình huống không mong muốn.
Nhiều biến chứng của bệnh sâu răng có thể xảy ra nên chúng ta cần điều trị sớm
Trước tiên chúng ta cần hiểu được sâu răng là gì. Bệnh sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công, phá hủy cấu trúc răng, gây nên những tổn thương trên bề mặt răng. Khi chúng ta ăn hoặc uống những thực phẩm có đường thì vi khuẩn tồn tại ở mảng bám răng sẽ lên men đường, tạo ra acid phá hủy cấu trúc răng, từ đó bạn có thể thấy răng chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng chính là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng.
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi mà phải chữa trị. Sâu răng là tiến triển từ ngoài vào trong , phá hủy men răng sau đó đến ngà răng và cuối cùng là tủy răng và ở mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau:
+ Ở giai đoạn đầu của bệnh sâu răng: trên răng lúc này sẽ xuất hiện các đốm trắng trên bề mặt răng, không có cảm giác đau nhức hay khó chịu gì cả chính vì thế người bệnh rất có phát hiện ra ở giai đoạn này và thường không để ý gì đến;
+ Ở giai đoạn tiếp theo là sâu men răng: vi khuẩn sâu răng đã tạo thành một vùng tổn thương rõ rệt trên bề mặt răng, có màu nâu hoặc đen. Khi ăn các thức ăn nóng, lạnh bệnh nhân sẽ có các kích thích và có cảm giác ê buốt và hơi đau nhức;
+ Giai đoạn thứ 3 đó chính là sâu ngà răng: sâu răng tiếp tục phát triển, ăn sâu vào bên trong phá hủy nhanh chóng thành phần ngà răng, dần dần đến tủy và gây cảm giác đau nhức dữ dội, liên tục. Lúc này, những lỗ sâu răng đã xuất hiện rõ ràng;
+ Giai đoạn cuối cùng chính là viêm tủy răng: thật tệ nếu bạn không điều trị sâu răng ở giai đoạn 3 vì để bệnh phát triển đến giai đoạn viêm tủy sẽ rất nguy hiểm. Tủy bị viêm nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây ra áp xe răng, viêm xương hàm,… tệ nhất là không giữ được răng.
Viêm tủy là giai đoạn cuối của bệnh sâu răng
Nhiều người hay chờ răng sâu bị đau lúc này mới tìm đến nha sĩ để chữa trị. Tuy nhiên tôi có một lưu ý đối với các bạn là bệnh sâu răng không gây đau, và đến khi răng bị đau thì lúc này bệnh đã có biến chứng nặng rồi.
Sâu ngà răng không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển đến tủy gây tủy gây viêm tủy cấp kéo theo những cơn đau giữ dội, đau lên tận thái dương. Và ở giai đoạn này có một số người sẽ tìm đến nha sĩ ngay lập tức vì không thể chịu được những cơn đau nhức này nữa. Tuy nhiên cũng có 1 số người sẽ ra tiệm thuốc mua kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để tự điều trị tại nhà. Khi cơn đau do viêm tủy cấp qua rồi họ cứ nghĩ răng mình sẽ ổn, không có vấn đề gì nữa nhưng thực tế không phải vậy. Uống thuốc chỉ giúp bạn giải quyết tạm thời vấn đề đau nhức chứ không điều trị triệt để bệnh sâu răng. Điều này dẫn đến tủy răng bị viêm dần rồi lan ra các mô quanh răng gây viêm quanh cuống, răng lung lay, đau âm ỉ hay đau góc hàm, nó còn dẫn đến hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác như áp xe, nang quanh chóp,… Biến chứng của bệnh sẽ càng nguy hiểm khi mức độ nhiễm trùng tăng lên.
Điều trị bệnh sâu răng không khó nhưng việc khắc phục những biến chứng do chúng gây ra khá nan giải. Chính vì thế ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu của sâu răng, bạn hãy đến nha sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp bạn bảo tồn tối đa răng gốc, mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Tại nha khoa, bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương của răng do sâu răng gây lên từ đó có các phương pháp điều trị cụ thể:
+ Ở trường hợp chớm sâu bác sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp Flour như gel flour để tái khoáng lại men răng. Gel flour cũng có tác dụng dự phòng sớm sâu răng cho trẻ.
+ Còn khi lỗ sâu đã hình thành nhưng chưa tiến triển đến tủy bác sĩ sẽ loại bỏ sạch các tổ chức sâu và sử dụng các vật liệu hàn như fuji, composite để phục hồi lại các cấu trúc răng bị tổn thương.
+ Trong trường hợp sâu răng đã tiến triển đến tủy gây viêm tủy ta cần điều trị nội nha hay điều trị tủy, sau đó phục hình lại bằng các phương pháp như inlay, onlay sứ hay bọc răng sứ để khôi phục lại cấu trúc răng ăn nhai hay thẩm mỹ.
+ Đối với trường hợp răng sâu quá lớn mà các phương pháp điều trị không thể áp dụng để giữ lại được thì ta cần phải nhổ bỏ chiếc răng đó đi sau đó sử dụng các phương pháp phục hình như làm cầu răng hay trồng implant để thay thế chiếc răng đã mất.
Bệnh sâu răng sẽ trở thành một bệnh lý nguy hiểm nếu chúng ta không điều trị kịp thời. Vì vậy để tránh những tác hại của bệnh gây ra, chuyên gia Win Smile khuyên rằng bạn hãy có chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng phù hợp. Đặc biệt, hãy đến nha sĩ thăm khám khi phát hiện dấu hiệu sâu răng. Và đừng quên rèn luyện thói quen thăm khám răng miệng tổng quát định kỳ 6 tháng/lần để ngăn ngừa sớm các bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.