Niềng răng mắc cài pha lê khá được ưa chuộng hiện nay bởi tính thẩm mỹ cũng như hiệu quả. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của niềng răng mắc cài pha lê từ đó giúp bạn có lựa chọn của riêng mình.
Niềng răng mắc cài pha lê được thiết kế với cấu tạo tương tự như niềng mắc cài kim loại. Tuy nhiên, phương pháp này sử dụng chất liệu pha lê trong suốt, dây cung gắn trực tiếp trên rãnh mắc cài tạo lực kéo để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Mắc cài pha lê giúp khắc phục những khiếm khuyết răng mọc hô, móm, thưa, lệch lạc hay răng khấp khểnh. Thời gian niềng răng dùng mắc cài pha lê kéo dài từ 1 - 3 năm, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của khách hàng.
Niềng răng mắc cài pha phê đạt thẩm mỹ tối ưu.
Tính thẩm mỹ cao
Niềng răng sử dụng mắc cài pha lê đảm bảo thẩm mỹ cao. Khách hàng có thể nói chuyện, giao tiếp tự tin trước đám đông mà không lo lộ như mắc cài bằng kim loại.
An toàn với cơ thể
Phương pháp niềng răng này sử dụng chất liệu pha lê, không gây kích ứng. Tuy nhiên, bạn vẫn đến nha khoa để được kiểm tra, xác định có bị dị ứng với kim loại hoặc chất liệu pha lê không?
Hiệu quả chỉnh nha cao
Niềng răng mắc cài pha lê khắc phục tốt các trường hợp răng mọc hô, móm, thưa, lệch lạc mức độ từ trung bình, khó đến phức tạp.
Thiết kế mắc cài, dây cung cùng khí cụ chỉnh nha chắc chắn giúp khắc phục mọi trường hợp sai lệch khớp cắn.
Bên cạnh những ưu điểm, niềng răng pha lê cũng tồn tại một số hạn chế như:
Pha lê dễ bị vỡ
So với mắc cài kim loại, chất liệu pha lê không thể cứng chắc bằng. Do đó, khi niềng răng mắc cài pha lê, cần hạn chế ăn các đồ dai cứng, tránh va đập mạnh …
Dễ bị nhiễm màu
Niềng răng mắc cài pha lê với mắc cài và thun buộc cố định trên răng có màu trắng trong. Bởi vậy, nếu không vệ sinh đúng cách có thể khiến mắc cài và thun bị chuyển màu.
Các trường hợp dưới đây có thể niềng răng mắc cài pha lê bao gồm:
Răng hô hay còn gọi răng vẩu, đây là dạng sai khớp cắn gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Khi bị răng hô, bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài pha lê.
Răng móm thuộc dạng khớp cắn ngược, gây ảnh hưởng đến gương mặt. Bên cạnh niềng kim loại, khách hàng có thể lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài pha lê.
Mắc cài pha lê được chỉ định cho cả trường hợp móm đơn giản đến phức tạp.
Đây là tình trạng răng mọc chen chúc, nghiêng, xoay, lệch ra ngoài, lệch vào trong làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, nụ cười và chức năng ăn nhai. Niềng răng mắc cài pha lê giúp sắp sắp đều và đúng vị trí răng trên cung hàm.
Bên cạnh đó, niềng răng mắc cài pha lê còn phù hợp răng thưa, răng khấp khểnh, đảm bảo hiệu quả cao.
Nhiều khách hàng băn khoăn răng mắc cài pha lê có tốt không?. Bạn hãy so sánh niềng pha lê với các phương pháp niềng răng khác để xác định nên thực hiện hay không?
So với niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng pha lê đảm bảo thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên, chất liệu bằng kim loại lại bền hơn.
Trung bình thời gian niềng răng mắc cài pha lê có thể kéo dài hơn niềng răng mắc cài kim loại từ 3 - 6 tháng. Ngoài ra chi phí niềng răng mắc cài pha lê cũng đắt hơn so với niềng răng mắc cài kim loại. Trong khi niềng răng mắc cài kim loại chỉ dao động khoảng 20 - 40 triệu thì mắc cài pha lê dao động từ 35 triệu trở lên.
Với phương pháp niềng pha lê và mắc cài sứ: Cả 2 đảm bảo về mặt thẩm mỹ nhưng pha lê dễ vỡ hơn so với mắc cài sứ.
So với niềng răng mắc cài pha lê với các loại niềng răng trong suốt: Niềng răng trong suốt ưu việt hơn. Được làm bằng nhựa trong do đó, niềng răng trong suốt có thể tháo ra - lắp, dễ dàng vệ sinh hơn. Tuy nhiên, niềng răng trong suốt có chi phí cao hơn niềng răng mắc cài pha lê. Chi phí niềng răng tháo lắp bằng khay trong suốt (Invisalign) dao động tầm 80-100 triệu đồng.
Mắc cài sứ và mắc cài pha lê có nhiều điểm tương đồng và khác biệt.
Nhiều người thường nhẫm lẫn về niềng mắc cài pha lê và mắc cài sứ bởi về thiết kế cũng như chức năng chúng khá giống nhau. Dưới đây là những phân tích giúp bạn nhận biết sự khác biệt của 2 loại mắc cài này:
Trước khi đi vào những điểm khác biệt, bài viết này sẽ giúp bạn nhận ra điểm giống nhau của mắc cài pha lê và mắc cài sứ.
Cả hai loại mắc cài này đều được chỉ định cho trường hợp sai lệch khớp cắn như răng móm, hô hay răng mọc lệch lạc, từ đó mang đến cho bạn hàm răng đều đẹp.
Thiết kế của mắc cài pha lê và mắc cài sứ cũng có sự tương đồng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ gắn trực tiếp mắc cài lên bề mặt răng kết hợp với hệ thống dây cung giúp quá trình tạo lực diễn ra liên tục, ổn định. Ngoài ra, mắc cài pha lê hay mắc cài sứ đều có 2 dạng là: mắc cài buộc chun và tự buộc.
Hai phương pháp chỉnh nha cũng có một số điểm khác biệt, cụ thể như sau:
Tính thẩm mỹ:
Về màu sắc, mắc cài pha lê có màu trong suốt, vô hình vì vậy rất khó để người đối diện ra. Mắc cài sứ cũng có màu sắc tương đồng với răng tuy nhiên, xét về thẩm mỹ, niềng pha lê vẫn vượt trội hơn.
Về độ bền chắc:
Độ bền của mắc cài pha lê thường không được đánh giá cao, dễ bị vỡ khi gặp lực tác động mạnh. Trong khi đó, độ bền của mắc cài sứ thường cao, khó bị vỡ, nứt khi va đập.
Về lực tác động:
So với mắc cài sứ, lực tác động của mắc cài pha lê thường yếu hơn, do đó, thời gian chỉnh nha cũng kéo dài hơn.
Bác sĩ chỉnh nha chỉ ra rằng, lực kéo của mắc cài sứ ổn định, liên tục hơn so với niềng pha lê, do đó mà hiệu quả chỉnh nha cũng cao hơn.
Niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ dù có sự khác biệt, tuy nhiên cả 2 vẫn được đánh giá cao nhờ thẩm mỹ, hiệu quả mang lại. Để lựa chọn loại mắc cài phù hợp với tình trạng răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Win Smile để được tư vấn kỹ lưỡng.