5/5 - (1 votes)
Cập nhật lần cuối: 28/09/2023

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay, mang lại hiệu quả điều trị tối ưu với mức chi phí hợp lý. Vậy niềng răng mắc cài bao nhiêu loại? Nên lựa chọn mắc cài nào? 

Niềng răng mắc cài là gì?

Niềng răng mắc cài sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung giúp đưa răng về vị trí mong muốn

Niềng răng mắc cài sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung giúp đưa răng về vị trí mong muốn.

Trước khi giải đáp câu hỏi niềng răng mắc cài bao nhiêu loại, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem niềng răng mắc cài là gì. 

Niềng răng mắc cài chính là một kỹ thuật nha khoa sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để tạo ra lực kéo răng. Từ đó, răng sẽ dịch chuyển về các vị trí mong muốn trên cung hàm theo đúng kế hoạch điều trị của bác sĩ. Kết quả cuối cùng sau khi niềng răng mắc cài sẽ là một hàm răng đều, đẹp, cân đối và có khớp cắn chuẩn. 

Niềng răng mắc cài bao nhiêu loại?

Các loại niềng răng mắc cài

Các loại niềng răng mắc cài.

Dựa vào chất liệu làm nên mắc cài, có thể chia thành 3 loại mắc cài gồm mắc cài kim loại, mắc cài sứ và mắc cài pha lê

Nếu phân loại theo cơ chế hoạt, mắc cài có thể chia thành 2 loại là mắc cài buộc chun và mắc cài tự buộc(tự đóng). 

Phân loại theo vị trí gắn mắc cài, chúng ta có 2 loại là mắc cài mặt ngoài và mắc cài mặt trong(mặt lưỡi)

Dưới đây là một số loại niềng răng mắc cài được sử dụng phổ biến: 

Mắc cài kim loại buộc chun

Mắc cài kim loại buộc chun được làm từ các vật liệu như thép không gỉ, vàng, bạc hoặc titan kết hợp với dây cung kim loại và chun chỉnh nha bằng cao su để giữ khung, định hình cấu trúc hàm và tạo lực kéo dịch chuyển răng.

Ưu điểm của mắc cài kim loại buộc chun là: 

- Lực kéo ổn định, mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu trong thời gian ngắn; 

- Thao tác đơn giản, không yêu cầu nhiều máy móc hoặc thiết bị hỗ trợ; 

- Chi phí thấp nhất trong số các loại mắc cài. 

Nhược điểm của mắc cài kim loại buộc chun là không đảm bảo tốt tính thẩm mỹ và dễ bong tuột mắc cài. 

Mắc cài kim loại tự buộc 

Thay vì dùng thun để cố định mắc cài vào dây cung, mắc cài kim loại tự buộc được thiết kế với các chốt có thể đóng mở linh động giúp dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài, duy trì lực kéo ổn định. Loại mắc cài này có các ưu điểm như: 

- Giảm lực ma sát lên răng, giảm đau 60% so với mắc cài buộc chun, không bị bong tuột mắc cài và dây cung; 

- Khoảng cách giữa các lần chỉnh nha được kéo dài, khách hàng không cần phải tái khám nhiều lần; 

- Lực kéo ổn định và liên tục giúp răng di chuyển nhẹ nhàng và nhanh chóng, giảm thời gian điều trị. 

Tuy vậy, mắc cài kim loại tự buộc vẫn chưa khắc phục được nhược điểm kém thẩm mỹ và có chi phí điều trị cao hơn so với mắc cài buộc chun. 

Mắc cài sứ buộc chun 

Mắc cài sứ buộc chun có các đặc điểm tương tự như mắc cài kim loại buộc chun và khác nhau ở chất liệu. Nhờ được làm từ sứ cao cấp có màu sắc tương đồng với răng thật nên mắc cài sứ đảm bảo tính thẩm mỹ hơn so với mắc cài kim loại. Do vậy, mắc cài sứ được rất nhiều người lựa chọn sử dụng.

Nhược điểm: Nhưng chất liệu sứ cũng dễ bị ố vàng và dễ bong vỡ hơn so với mắc cài bằng kim loại. Về giá thành, mắc cài sứ buộc chun có giá cao hơn mắc cài kim loại buộc chun.  

Mắc cài sứ tự buộc 

Mắc cài sứ tự buộc và mắc cài kim loại tự buộc cũng khác nhau ở chất liệu của mắc cài. Tuy có màu sắc tương đồng với răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng mắc cài sứ tự buộc có kích thước lớn hơn một chút so với các loại mắc cài khác. Khách hàng có thể bị cộm vướng trong vài ngày đầu mới gắn mắc cài nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất. Mắc cài sứ tự buộc có giá thành cao hơn những loại mắc cài kể trên. 

Mắc cài mặt trong 

Mắc cài mặt trong được làm từ kim loại cao cấp nhưng được gắn vào mặt trong của thân răng. Chính vì thế, niềng răng mặt trong là phương pháp chỉnh nha đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất, không bị lộ mắc cài mà vẫn đảm bảo được hiệu quả điều trị. 

Do được gắn ở mặt trong của thân răng nên các thao tác với mắc cài mặt trong sẽ khó thực hiện hơn. Điều này đòi hỏi các bác sĩ phải có chuyên môn vững chắc và giàu kinh nghiệm thực tế trực tiếp thực hiện cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại. Chi phí niềng răng mắc cài mặt trong cao hơn khá nhiều so với niềng răng mắc cài mặt ngoài. 

Ưu, nhược điểm của niềng răng mắc cài

Ưu điểm của niềng răng mắc cài

Ưu điểm của niềng răng mắc cài.

So với niềng răng bằng khay trong suốt, niềng răng bằng mắc cài có các ưu điểm sau: 

- Áp dụng được với tất cả các trường hợp sai lệch răng, kể cả những ca phức tạp. 

- Chi phí thấp hơn, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. 

- Thời gian điều trị được rút ngắn, nhất là với các loại mắc cài tự buộc. 

- Hiệu quả chỉnh nha cao. 

Bên cạnh đó, phương pháp niềng răng mắc cài vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: 

- Có khả năng bong, tuột mắc cài và dây cung. 

- Vẫn có khả năng bị lộ mắc cài, ảnh hưởng tới thẩm mỹ (ngoại trừ phương pháp niềng mắc cài mặt trong). 

- Lực siết mạnh nên có thể gây đau trong một vài ngày sau khi chỉnh nha. 

- Khó vệ sinh, dễ bị viêm lợi nếu như không đánh răng đúng theo hướng dẫn. 

Nhìn chung, nhờ tính phổ biến và có chi phí hợp lý nên niềng răng mắc cài vẫn là lựa chọn của hầu hết những người có nhu cầu chỉnh nha. 

Có nên chọn niềng răng mắc cài không?

Niềng răng mắc cài kim loại là lựa chọn hàng đầu.

Niềng răng mắc cài kim loại là lựa chọn hàng đầu.

Có thể thấy phương pháp niềng răng này mang tới hiệu quả điều trị tối ưu cho khách hàng. Những trường hợp sau nên chọn niềng răng mắc cài: 

- Răng thưa, khớp cắn hở; 

- Răng khấp khểnh từ đơn giản tới phức tạp; 

- Răng hô, cắn chìa, khớp cắn sâu, cười hở lợi; 

- Răng móm, khớp cắn ngược; 

- Các trường hợp sai lệch khớp cắn khác. 

Niềng răng mắc cài không chỉ giúp dàn đều răng, đưa răng về vị trí đúng trên cung hàm mà còn điều chỉnh khớp cắn để cải thiện khả năng ăn nhai cho khách hàng. Do đó, nếu đang gặp vấn đề sai lệch răng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn niềng răng mắc cài.

Chi phí niềng răng mắc cài bao nhiêu?

Sau khi đã biết niềng răng mắc cài bao nhiêu loại, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chi phí của từng loại mắc cài. Tại nha khoa Win Smile, chi phí niềng răng mắc cài đang được áp dụng như sau: 

- Mắc cài kim loại buộc chun: 35 - 40 triệu đồng tùy thuộc vào từng thương hiệu mắc cài. 

- Mắc cài kim loại tự động: 45 - 50 triệu đồng tùy thuộc vào từng thương hiệu mắc cài. 

- Mắc cài sứ buộc chun: 45 - 50 triệu đồng tùy thuộc vào từng thương hiệu mắc cài. 

- Mắc cài sứ tự động: 55 - 60 triệu đồng triệu đồng tùy thuộc vào từng thương hiệu mắc cài. 

- Mắc cài mặt trong: 65 triệu đồng. 

Win Smile áp dụng chương trình trả góp với lãi suất 0% cho khách hàng để giảm bớt gánh nặng tài chính. Ngoài ra, nha khoa cũng có những chương trình khuyến mãi, ưu đãi vào các dịp đặc biệt nhằm tri ân khách hàng. 

Địa chỉ nên chọn để niềng răng mắc cài

Nha khoa quốc tế Win Smile chính là địa chỉ niềng răng tin cậy của nhiều khách hàng chỉnh nha nhờ đáp ứng được các tiêu chí: 

- Đội ngũ bác sĩ chỉnh nha có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn. Các bác sĩ chỉnh nha giỏi sẽ giúp sẽ chẩn đoán đúng tình trạng, từ đó đưa ra lộ trình niềng răng cụ thể giúp khách hàng nhanh chóng có hàm răng đều, đẹp. 

- Hợp đồng điều trị minh bạch về mọi thông tin, giúp khách hàng an tâm điều trị. 

- Phác đồ điều trị rõ ràng, chi tiết từng giai đoạn của quá trình điều trị, thời gian điều trị và các khí cụ được sử dụng. 

- Trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình thăm khám và điều trị, đảm bảo an toàn, chính xác. 

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc niềng răng mắc cài bao nhiêu loại. Hy vọng rằng qua bài viết trên, quý khách hàng đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về các loại mắc cài để dễ dàng đưa ra lựa chọn hợp lý nhất. 

Nguyễn Thị Thu Hiền

Nguyễn Thị Thu Hiền

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền có thế mạnh chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ răng sứ. Với trình độ chuyên môn cao, bác sĩ Thu Hiền sẽ giúp giải quyết tốt nhất mọi nhược điểm, khuyết điểm về thẩm mỹ Răng Hàm Mặt. Bác sĩ Hiền đã mát tay thực hiện thành công trên 400 ca thẩm mỹ răng sứ trong suốt thời gian công tác tại Win Smile. 

Kiến thức khác

Phụ nữ mang thai có hàn trám răng được không? Chuyên gia khuyên bạn

Chuyên mục Kiến thứcNgày 27/09/2023
Mẹ bầu thường có xu hướng mắc bệnh lý răng miệng cao hơn người bình thường. vậy khi bị sâu răng hoặc răng sứt mẻ, phụ nữ mang thai có ... Xem thêm

Ghép xương răng là gì? Có đau không? Chi phí ghép xương bao nhiêu?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 27/09/2023
Ghép xương răng là phẫu thuật chỉ định trong trường hợp khách hàng không đủ mật độ xương để cấy ghép implant. Vậy ghép xương răng là gì? Ghép xương ... Xem thêm

Top 3 dòng trụ Implant Hàn Quốc tốt nhất hiện nay. Ưu - nhược điểm của từng loại

Chuyên mục Kiến thứcNgày 28/09/2023
Implant là một giải pháp phục hình răng mất hiệu quả, giúp khôi phục lại khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Trên thị trường hiện nay có ... Xem thêm

Lấy dấu Implant? Các phương pháp lấy dấu răng phổ biến

Chuyên mục Kiến thứcNgày 27/09/2023
Lấy dấu Implant là quan trọng quyết định một hàm răng có chắc khỏe, ăn nhai ổn định hay không. Hiện nay, có nhiều phương pháp lấy dấu răng khác ... Xem thêm

Tiêu xương răng và cách khắc phục triệt để nhất

Chuyên mục Kiến thứcNgày 27/09/2023
Tiêu xương răng là một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng, khiến khuôn mặt mất cân đối và làm suy giảm chức năng ăn nhai. Bài ... Xem thêm
Đặt lịch khám tại WinSmile
* Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!
Đặt lịch Giờ làm việc:
8h00 đến 20h00
Hotline tư vấn: 1900 5228
Đăng ký tư vấn miễn phí!