Mẹ bầu thường có xu hướng mắc bệnh lý răng miệng cao hơn người bình thường. vậy khi bị sâu răng hoặc răng sứt mẻ, phụ nữ mang thai có hàn trám răng được không? Có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh răng miệng do 3 nguyên nhân.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng cao hơn do sự thay đổi trong cơ học miệng, hệ thống miễn dịch, và thay đổi chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh lý do:
Thay đổi hormone: Điều này có thể ảnh hưởng đến niêm mạc miệng và nướu. Sự gia tăng của hormone progesterone và estrogen có thể làm tăng khả năng bám dính của vi khuẩn trong miệng, dẫn đến tăng nguy cơ viêm nướu và viêm nướu chảy máu.
Ốm nghén: Buồn nôn, nôn mửa, đây là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Chất acid từ dạ dày có thể ảnh hưởng đến men răng, gây ra hiện tượng ăn mòn men răng và tăng nguy cơ sâu răng.
Thay đổi chế độ ăn uống: Giai đoạn thai kỳ, chế độ ăn uống của nhiều người thay đổi.Việc ăn nhiều các loại đồ ăn ngọt hoặc thực phẩm không lành mạnh dẫn đến tiêu thụ nhiều đường và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng.
Phụ nữ mang thai có thể hàn trám răng ở một số thời điểm.
Trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường dễ bị sâu răng. Vậy ở thời điểm thời kỳ, phụ nữ mang thai có hàn trám răng được không?
Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, tức là tháng thứ 13 – tháng 18: nếu gặp tình trạng răng sâu, nút mẻ, bạn có thể thực hiện hàn trám bởi lúc này thai nhi đã bắt đầu ổn định. Việc tác động nhẹ nhàng lên bề mặt ngoài của răng sẽ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Tuy nhiên, khi muốn thực hiện hàn trám răng, hãy lựa chọn địa chỉ nhà khoa uy tín, sử dụng các loại vật liệu nha khoa chính hãng, an toàn.
Ở những tháng đầu và cuối tháng kỳ (khoảng 3 tháng): bác sĩ nha khoa khuyên bạn không nên hàn trám răng bởi khi đó thai kỳ có những sự thay đổi hoặc chưa ổn định, việc tác động nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng.
Trong trường hợp tình trạng phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống cũng như tinh thần của mẹ, bác sĩ cũng sẽ chỉ định hàn trám.
Vật liệu hàn trám chất lượng sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Hàn trám răng là giải pháp an toàn, được thực hiện phổ biến hiện nay giúp phục hình răng sâu, thưa, răng nứt vỡ ở mức độ nhẹ.
Tuy nhiên, liệu vật liệu hàn trám có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Các chuyên gia cho rằng, vật liệu hàn trám đặc biệt như Composite an toàn, lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cân nhắc sử dụng vật liệu hàn trám bằng Amalgam bởi lẽ trong đó chứa thành phần thủy ngân, có thể gây:
Rối loạn sự phát triển của trẻ.
Thay đổi nội tiết tố của mẹ.
Tăng khả năng sinh non hoặc con bị dị tật, gặp vấn đề về cân nặng.
Để thực hiện hàn trám răng an toàn, có phù hợp ở giai đoạn thai kỳ hay không, mẹ nên đi khám để được kiểm tra và đưa ra phương án phù hợp nhất.
Lưu ý để hàn trám răng cho bà bầu an toàn.
Hàn trám răng cho bà bầu cần được thực hiện cẩn thận và an toàn để bảo vệ cho cả thai nhi và sức khỏe của người mang thai. Dưới đây là một số những lưu ý cần thiết:
Lựa chọn nha khoa uy tín đặc biệt quan trọng, giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tại nha khoa tin cậy, mẹ sẽ được trải nghiệm dịch vụ với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại và vật liệu chính hãng.
Sau khi hàn trám răng, tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ nha khoa về việc chăm sóc sau điều trị. Cụ thể như: tránh thức ăn và thức uống quá nóng hoặc quá lạnh trong, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, và duy trì chăm sóc răng miệng hàng ngày.
Hàn trám răng được khuyến khích thực hiện ở 3 tháng giữa thai kỳ. Không nên hàn trám ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nếu không quá cần thiết, bạn nên đợi sau khi hoàn thành quá trình sinh em bé.
Nha khoa Win Smile là địa chỉ nha khoa uy tín, đã chăm sóc sức khỏe răng miệng cho hàng nghìn khách hàng đang trong giai đoạn thai kỳ, đảm bảo các mẹ có nụ cười khỏe đẹp và tự tin. Hãy đến với chúng tôi để trải nghiệm dịch vụ an toàn, chất lượng, chuyên nghiệp nhất.