Khi nào phải nhổ răng? Trường hợp nào không nên nhổ? Đó là băn khoăn của nhiều khách hàng. Dưới đây là giải đáp các trường hợp cần nhổ răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng ổn định, tránh ảnh hưởng đến các răng lân cận.
Các trường hợp nên nhổ răng khôn.
Khi nào nên nhổ răng? Có cần thiết phải nhổ răng hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng. Ngoại trừ trường hợp nhổ răng sữa, các trường hợp răng vĩnh viễn nhổ bỏ đều cần có sự chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số trường hợp cần xem xét nên nhổ răng:
Khi răng bị nhiễm trùng do sâu răng lan rộng và không thể điều trị bằng hàn trám hoặc điều trị tủy, bác sĩ sẽ chỉ định cần phải bị nhổ bỏ để tránh lây lan sang các răng lân cận cũng như tránh tình trạng đau nhức, khó chịu.
Viêm tủy nặng thường dẫn theo một số những biến chứng như nhiễm trùng, viêm nha chu gây lung lay răng hoặc áp-xe… Trong trường hợp không thể điều trị tủy, bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ răng để ngăn vùng nhiễm trùng phát triển.
Nếu nha chu (mô mềm và xương xung quanh răng) bị nhiễm trùng, điều trị bằng kháng sinh không thành công, việc nhổ răng có thể là lựa chọn cuối cùng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Khi răng này mọc lệch sẽ tạo áp lực lên các răng lân cận, gây nên xô lệch răng, viêm nhiễm, đau nhức. Do đó, khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên bác sĩ sẽ chỉ định nhổ để duy trì sức khỏe răng miệng khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm: Có nên nhổ răng khôn mọc lệch không?
Chỉnh nha là quá trình sử dụng khí cụ để sắp đều răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Tuy nhiên, do tình trạng chen chúc, hô răng… khiến các răng không có đủ khoảng để dàn đều. Chỉ định nhổ răng chỉnh nha là giải pháp được các bác sĩ đưa ra. Thông thường, răng số 4 thường sẽ được chỉ định nhổ khi niềng răng chỉnh nha.
Dưới đây là một số trường hợp bác sĩ chỉ định không nên nhổ răng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân:
Người có bệnh lý nền
Với những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn đông máu… nhổ răng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra, bác sĩ thực hiện đánh giá tổng thể của tình trạng sức khỏe và đưa phương án tối ưu nhất.
Cần tuân thủ nghiêm ngặt những lưu ý trước và sau khi nhổ răng
Trước khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ một số lưu ý để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra an toàn và hiệu quả.
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa, họ là người sẽ đánh giá tình trạng và xác định liệu việc nhổ răng có cần thiết hay không.
Chụp X-quang và test tê trước tiểu phẫu: Bạn cần được chụp X-quang để xác định vị trí của răng và xương. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ phải test tê để đảm bảo không xuất hiện tình trạng phản vệ.
Thông báo về tình trạng sức khỏe tổng quát: Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như tiểu đường, huyết áp cao… hãy thông báo cho bác sĩ để họ có thể đưa ra quyết định và phòng ngừa tình huống nguy hiểm.
Cần tuân thủ những lưu ý sau để vết thương sau nhổ răng nhanh lành, tránh viêm nhiễm:
Tránh ăn thức ăn cứng: Tránh ăn đồ ăn cứng, nóng, hay cay trong vài ngày sau khi nhổ răng để không gây sưng, đau.
Uống nhiều nước: Giữ cơ thể đủ hydrat hóa bằng cách uống nhiều nước sau khi nhổ răng.
Không hút thuốc lá: Tránh hút thuốc lá bởi có thể gây nhiễm trùng và cản trở quá trình lành thương.
Chăm sóc miệng đúng cách: Chải răng nhẹ nhàng, tránh chạm vào trực tiếp vào vết thương.
Hạn chế hoạt động vận động mạnh: Tránh tập thể dục hoặc hoạt động vận động mạnh trong vài ngày sau khi nhổ răng.
Tiêu chí giúp chọn địa chỉ nhổ răng uy tín.
Bạn đang tìm kiếm địa chỉ nhổ răng uy tín, áp dụng một số tiêu chí dưới đây để nhổ răng an toàn:
Có thể bạn quan tâm: Các địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Hà Nội
Nha khoa Win Smile là địa chỉ nhổ răng uy tín, đáp ứng nhu cầu điều trị cho hàng chục nghìn khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận. Tại đây với đội ngũ bác sĩ giỏi, công nghệ hiện đại, không gian sạch sẽ chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tiện nghi, thoải mái và an toàn. Để được tư vấn sử dụng dịch vụ, liên hệ với chung tôi ngay hôm nay!