0/5 - (0 votes)
Cập nhật lần cuối: 19/02/2023

Bọc răng sứ có đau không là băn khoăn của nhiều khách hàng trước khi muốn phục hình thẩm mỹ bằng phương pháp này. Giữa rất nhiều luồng thông tin khác nhau về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết giúp cung cấp câu trả lời chính xác nhất.

Bọc răng sứ đau không? 

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình giúp khắc phục tình trạng răng xỉn màu, ố vàng, răng nhiễm màu, nứt mẻ… mà không thể tẩy trắng hay hàm trám.

Để thực hiện bọc sứ, bắt buộc bác sĩ phải mài răng thật, sau đó, phủ mão sứ lên trên. Vì phải mài răng, do đó nhiều người băn khoăn rằng, bọc sứ có đau không?

Thực tế, bọc sứ không hề gây đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ bởi, trong quá trình thực hiện, bạn sẽ được gây tê nhằm tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái nhất. Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ chỉ có cảm giác hơi ê nhẹ và biến mất hoàn toàn sau 2-3 ngày.

Bọc răng sứ không gây đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ

Bọc răng sứ không gây đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ.

Bọc răng sứ có lấy tủy không?

Bên cạnh mài răng bọc sứ đau không? Nhiều khách hàng cũng băn khoăn rằng bọc răng sứ có cần lấy tủy không?

Bọc răng sứ lấy tủy trong trường hợp sâu vỡ nặng

Bọc răng sứ lấy tủy trong trường hợp sâu vỡ nặng.

Tủy răng đóng vai trò quan trọng, là trái của răng. Trong tủy răng có chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết, do đó bạn sẽ chỉ được chỉ định lấy tủy răng trong các trường hợp sau:

Lấy tủy khi răng bị sâu nặng: Răng sâu nặng khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong tủy răng gây viêm tủy, phá vỡ cấu trúc răng.

Răng hô, lệch lạc lớn: Bởi lẽ, khi hô, lệch lạc sẽ tạo độ nghiêng lớn, bác sĩ buộc phải mài răng để thực hiện bọc sứ. Việc mài răng có thể gây ảnh hưởng đến tủy răng. Do vậy, bác sĩ sẽ phải thực hiện lấy tủy răng trước khi bọc sứ.

Trên đây là 2 trường hợp điển hình sẽ phải lấy tủy răng để bọc răng sứ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bạn không cần lấy tủy khi bọc sứ như: răng thưa, răng xỉn màu, nứt, mẻ hay vỡ…

Tại sao bọc răng sứ gây đau?

Nhiều khách hàng khi được hỏi bọc răng sứ có đau không? Đa số đều cho rằng, không hề có cảm giác đau đớn hay khó chịu nào trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bọc sứ gây đau nhức, vậy nguyên nhân là gì?

Bọc răng sứ gây đau do nhiều nguyên nhân gây nên

Bọc răng sứ gây đau do nhiều nguyên nhân gây nên.

Tay nghề bác sĩ kém

Bác sĩ đóng vai trò quan trọng, quyết định đến tỷ lệ thành công của một ca điều trị. Tuy nhiên, nếu bác sĩ tay nghề kém, không được đào tạo bài bàn sẽ khiến khó có thể xác định chính xác tỷ lệ mài răng. Việc mài với kích thước lớn sẽ gây ảnh hưởng tủy răng, làm lộ ngà răng sẽ dẫn đến tình trạng đau buốt kéo dài.

Ngoài ra, khi bác sĩ lắp răng lệch so với các răng lân cận khiến lực nhai dồn về phía răng sứ sẽ gây nên cảm giác đau đớn.

Bệnh lý răng miệng không được điều trị triệt để

Trước khi tiến hành bọc răng sứ, bắt buộc bạn phải điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng. Việc không điều trị dứt điểm sẽ khiến tình trạng nặng hơn, gây đau nhức. Ví dụ như, viêm nha chu không được khắc phục sẽ hình thành các khối nang nha chu, tủy nhiễm trùng không được loại bỏ sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây đau nhức…

Liều lượng gây tê không phù hợp

Liều lượng tiêm tê đặc biệt quan trọng khi thực hiện bọc răng sứ hay bất kỳ bệnh điều trị nào. Việc dùng thuốc tê quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc, tuy nhiên, nếu dùng quá ít, không đủ liều lượng cũng sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn, khó chịu trong quá trình thao tác.

Khả năng chịu đau kém

Cơ địa của mỗi người là khác nhau, do đó mức độ đau của mỗi người cũng khác nhau. Do vậy, khi bọc sứ, việc đau ít, đau nhiều hay không hề đau đớn cũng sẽ phụ thuộc vào khả năng chịu đau của mỗi người.

Sau khi bọc răng sứ có đau không? Cách khắc phục đau sau bọc răng sứ?

Sau khi bọc răng sứ có đau không?

Theo các chuyên gia, sau khi bọc răng sứ, khoảng vài ngày đầu sẽ hơi có cảm giác ê. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường như răng thật.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sau khi bọc răng sứ có cảm giác căng tức, đau đớn kéo dài, nguyên nhân là do: 

  • Răng gắn sứ bị lệch khớp cắn gây cộm vướng, khó chịu khi ăn nhai.

  • Răng sứ lắp không sát khít, tạo khe hở khiến thức ăn thừa dắt vào bên trong. Việc không vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh lý nha chu, hôi miệng, sâu răng… gây đau nhức.

  • Do kỹ thuật của bác sĩ trong quá trình mài răng làm xâm lấn tủy răng.

  • Bệnh lý răng miệng chưa được điều trị triệt để gây đau về sau.

Cách khắc phục tình trạng đau sau khi bọc răng sứ?

Gợi ý cách khắc phục đau sau khi bọc răng sứ.

Khoảng 1-2 ngày sau khi bọc răng sứ, bạn sẽ có cảm giác hơi ê nhẹ, đây là trạng thái hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, hãy đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc giảm đau mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi thăm khám, kiểm tra, nếu nguyên nhân là do sâu răng, viêm tủy hay viêm nha chu mà chưa được điều trị triệt để, bắt buộc bác sĩ sẽ phải có phương án xử lý phù hợp. Ví dụ, nếu bọc sứ bị đau do viêm tủy chưa được khắc phục triệt để, bác sĩ sẽ phải tiến hành loại bỏ răng sứ cũ, chữa tủy sau đó lấy dấu hàm để phục hình răng sứ mới.

Trường hợp đau do răng kênh, cộm, sai khớp cắn, bác sĩ cần phải tháo và điều chỉnh răng về vị trí đúng, đảm bảo mão sứ ôm sát cùi răng thật. 

Cách bọc răng sứ không đau và an toàn?

Một số lưu ý để bọc răng sứ an toàn, không đau

Một số lưu ý để bọc răng sứ an toàn, không đau.

Để bọc răng sứ an toàn, không đau, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chọn lựa nha khoa uy tín

Lựa chọn nha khoa uy tín là lưu ý hàng đầu bạn cần đặc biệt quan tâm. Một cơ sở uy tín chắc chắn sẽ đảm bảo được đầy đủ các yếu tố cần thiết như: đội ngũ bác sĩ giỏi, công nghệ máy móc hiện đại, vô khuẩn – vô trùng nghiêm ngặt… từ đó hạn chế đau đớn, tránh được những biến chứng có thể xảy ra.

Lựa chọn công nghệ phục hình hiện đại

Trước sự phát triển của công nghệ mới, việc bọc răng sứ giờ đây trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Răng thật sẽ không bị xâm lấn quá nhiều, thay vào đó chỉ mài một lớp mỏng, điều này giúp khắc phục được hạn chế của bọc răng sứ cũ.

Tìm hiểu kỹ về vật liệu sứ sử dụng

Hiện nay răng sứ có 2 loại được sử dụng phổ biến sứ kim loại và răng toàn sứ. Răng sứ kim loại không được đánh giá cao bởi dễ bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng, gây đen chân răng, viêm nướu nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.

Bọc răng sứ ở đâu an toàn, không đau?

Nha khoa Win Smile là địa chỉ tin cậy, được đông đảo khách hàng đánh giá cao về tay nghề bác sĩ cũng như chất lượng dịch vụ.

Win Smile - Địa chỉ bọc răng sứ an toàn, không đau

Win Smile - Địa chỉ bọc răng sứ an toàn, không đau.

Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm, thực hiện hàng nghìn ca lâm sàng thành công. Đa phần các bác sĩ tại đây đều được tốt nghiệp tại các trường Y danh tiếng, được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu.

Đến với nha khoa Win Smile, mọi khâu điều trị đều được đồng bộ với hệ thống chụp phim, Scan chi tiết, hiện đại, đảm bảo hạn chế xâm lấn tối đa.

Song song quá trình điều trị, khách hàng sẽ theo sát tình hình, kịp thời xử lý các cơn đau bất thường, từ đó giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất khi đến đây.

Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nha khoa Win Smile không ngừng đổi mới, cập nhật các trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm hỗ trợ điều trị nhanh chóng, an toàn, nhẹ nhàng và không gây đau đớn.

Để trải nghiệm dịch vụ bọc răng sứ an toàn, không đau tại nha khoa Win Smile, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

Kiến thức khác

Bọc răng sứ có bền không? 4+ mẹo duy trì răng sứ vĩnh viễn

Chuyên mục Kiến thứcNgày 19/02/2023
Bọc răng sứ có bền không phụ thuộc phần lớn vào loại răng sứ lựa chọn. Thông thường răng toàn sứ sẽ có tuổi thọ cao hơn nhiều so với ... Xem thêm

Bọc răng sứ ở đâu tốt? Gợi ý 5 địa chỉ bọc sứ không thể bỏ qua

Chuyên mục Kiến thứcNgày 16/02/2023
Với rất nhiều các cơ sở y tế mọc ra, bọc răng sứ ở đâu uy tín là băn khoăn của nhiều khách hàng. Dưới đây là tổng hợp các ... Xem thêm

Cập nhật bảng giá bọc răng sứ nguyên hàm mới nhất năm 2023

Chuyên mục Kiến thứcNgày 10/02/2023
Giá bọc răng sứ nguyên hàm hiện nay dao động từ 6-12 triệu đồng, tuy nhiên mức chi phí này không hề cố định mà còn phụ thuộc vào rất ... Xem thêm

Dán sứ Veneer 2 răng cửa giá bao nhiêu?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 09/02/2023
Răng cửa vốn được xem là “mặt tiền” của cả gương mặt. Ngoài đảm bảo chức năng ăn nhai, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, chỉ cần ... Xem thêm

Sự thật bạn chưa biết về mặt dán sứ Veneer IPS Emax

Chuyên mục Kiến thứcNgày 09/02/2023
Mặt dán sứ IPS Emax đang trở nên khá thịnh thành tại thị trường nha khoa Việt Nam. Với các ưu điểm như độ mỏng 0,2-0,5mm, chịu lực gấp 4 ... Xem thêm
Đặt lịch khám tại WinSmile
* Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!
Đặt lịch Giờ làm việc:
8h00 đến 20h00
Hotline tư vấn: 0966 688 234
Đăng ký tư vấn miễn phí!