Niềng răng trainer hay còn được gọi là chỉnh nha silicon, chỉnh nha trẻ em vì dụng cụ niềng được làm bằng silicon và được dùng cho trẻ nhỏ từ 3 - 15 tuổi. Nếu bạn đang có con trong độ tuổi này muốn chỉnh nha thì không nên bỏ qua bài viết này. Bởi Win Smile sẽ cung cấp đầy đủ thông tin qua bài viết dưới đây.
Người ta thường sử dụng phương pháp niềng răng trainer cho trẻ em từ 3 - 15 tuổi đang gặp các vấn đề về sai lệch khớp cắn. Ở độ tuổi này xương hàm của trẻ còn mềm, dễ dàng nắn chỉnh và di chuyển. Theo các chuyên gia tại nha khoa Win Smile thì các bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm trainer cho trẻ khi:
Răng thưa
Răng hô
Răng móm
Răng lệch lạc, khấp khểnh
Niềng răng trainer là phương pháp chủ yếu dùng cho trẻ em được làm bằng khay silicon dẻo có thể đeo tại nhà. Khay niềng được thiết kế chuẩn theo khuôn răng, có rãnh cả hàm trên và dưới. Từ đó kéo chỉnh răng đến đúng vị trí của chúng trên cung hàm.
Hiện nay việc niềng răng cho trẻ được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhưng không phải ai cũng biết được chính xác các ưu - nhược điểm mà dụng cụ này mang lại. Dưới đây là các thông tin cha mẹ cần nắm rõ trước khi niềng cho con:
Ưu điểm
An toàn với trẻ nhỏ: Do được thiết kế bằng silicon mềm nên sẽ không ảnh hưởng tới nướu, răng của bé. Ngoài ra chúng cũng không ảnh hưởng tới việc ăn uống, học tập của trẻ vì chủ yếu dụng cụ sẽ được đeo vào ban đêm.
Chi phí rẻ: Niềng bằng hàm trainer sẽ có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các loại khác mà vẫn mang lại hiệu quả như mong muốn.
Tiết kiệm thời gian: Đeo niềng răng từ nhỏ khi có chỉ định của bác sĩ sẽ giúp răng không còn tình trạng lệch lạc, sai lệch khớp cắn. Trẻ sẽ hạn chế được việc đeo niềng khi trưởng thành.
Không gây đau nhức, khó chịu: Khay niềng được làm bằng silicon dẻo, ôm sát chân răng nên sẽ không gây vướng, cộm. Hay gây đau nhức cho trẻ như khi phải niềng răng lúc trưởng thành.
Ngăn ngừa các tật xấu của trẻ làm cấu trúc hàm bị sai lệch: Như mút môi, đẩy lưỡi, mút ngón tay, thở bằng miệng, ngậm ti giả… Chỉnh nha cho trẻ em sẽ hạn chế và loại bỏ đi các tật xấu này của trẻ.
Nhược điểm
Phương pháp nào cũng sẽ có những nhược điểm nhất định và chỉnh nha silicon cũng không tránh khỏi gặp phải một số vấn đề như sau:
Không phù hợp với trẻ trên 15 tuổi: Hàm trainer sẽ không còn hiệu quả nhiều với những trẻ trên 15 tuổi. Do lúc này cấu trúc xương hàm và răng đã ổn định, lực tác động lên răng không còn hiệu quả như trước. Lúc này cha mẹ nên lựa chọn niềng răng cho con bằng các loại mắc cài khác sẽ mang tới kết quả tốt hơn.
Không hiệu quả với tình trạng sai lệch khớp cắn nặng: Với các tình trạng hô, móm, khấp khểnh nặng việc đeo hàm trainer sẽ không mang tới hiệu quả tối ưu nhất. Lúc này việc đeo hàm duy trì chỉ giúp hỗ trợ một phần nhỏ. Muốn có hiệu quả tốt nhất thì bạn nên sử dụng các loại mắc cài khác.
Xem thêm: Niềng răng khay trong là gì? Có hiệu quả không?
Mỗi một độ tuổi khác nhau sẽ dùng các hàm trainer khác nhau mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy mà các nha sĩ chia niềng răng trainer thành 4 loại sau đây:
Hàm trainer nhóm J - Juniors (từ 3 - 5 tuổi)
Đây là loại chỉnh nha cho bé khi còn răng sữa, hàm được làm bằng chất liệu silicon mềm nên không gây khó chịu cho trẻ. Lúc này nhiệm vụ của hàm là nới rộng hàm cho trẻ. Tránh tình trạng răng sữa xô lệch, mọc chen chúc nhau. Răng sữa của bé mọc đúng vị trí sẽ là bước tiền đề rất tốt cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này.
Ngoài ra hàm J còn là công cụ loại bỏ các thói xấu của bé như mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả… tránh gây ra các tình trạng răng mọc lệch lạc ở trẻ. Để hàm trainer đạt hiệu quả thì cha mẹ nên cho trẻ đeo 1 tiếng mỗi ngày và đeo qua đêm khi ngủ.
Hàm trainer nhóm K - Kids (từ 6 - 10 tuổi)
Hàm trainer K về cấu trúc vẫn giống với hàm J nhưng nó có kích thước lớn hơn và cứng hơn. Vì lúc này bé đã trong độ tuổi thay răng vĩnh viễn, hàm cũng cần phải cứng chắc hơn mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
Các nha sĩ thường khuyên cha mẹ cho trẻ đeo hàm trong khoảng thời gian 1 - 2 tiếng và qua đêm. Bởi lúc này hàm có nhiệm vụ căn chỉnh khớp cắn, ngăn ngừa tình trạng răng mọc lệch trên cung hàm.
Hàm trainer nhóm T - Teens (từ 10 - 15 tuổi)
Độ tuổi từ 10 - 15 tuổi là độ tuổi trẻ thay răng vĩnh viễn - độ tuổi quyết định sau này răng của trẻ có đều và thẳng hàng hay không. Chính vì vậy khi thấy răng miệng của con có những điểm bất thường cha mẹ nên mua hàm trainer cho con.
Hàm được chia làm 4 loại và phù hợp với 4 giai đoạn khác nhau là T1, T2, T3, T4. Nếu bố mẹ tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo hàm từ 2 - 3 tiếng và qua đêm cho trẻ thì khi trưởng thành trẻ sẽ không cần phải thực hiện các biện pháp niềng răng mắc cài khác.
Hàm trainer nhóm A - Adults (từ 15 tuổi trở lên)
Hàm trainer ở độ tuổi này không có tác dụng nhiều trong việc di chuyển răng như các loại hàm khác. Bởi lúc này xương đã cứng chắc, răng đã mọc ổn định, hàm chỉ có tác dụng hỗ trợ sau khi niềng như một hàm duy trì. Hoặc được sử dụng khi trẻ có tình trạng răng lệch lạc nhẹ.
Hàm trainer A được chia làm 3 giai đoạn là A1, A2, A3. Muốn có hiệu quả thì cha mẹ nên nhắc trẻ phải đeo hàm theo đúng hướng dẫn, thời gian của bác sĩ là từ 1 - 2 giờ mỗi ngày và qua đêm khi ngủ.
Rất nhiều cha mẹ lựa chọn niềng răng trainer cho trẻ em. Tuy nhiên khi thực hiện thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để tránh gây nguy hại đến hàm răng của trẻ:
Lựa chọn thăm khám, điều trị và mua hàm trainer tại cơ sở nha khoa uy tín. Bởi hàm trainer có cấu trúc đơn giản nên ngoài thị trường có rất nhiều hàng nhái. Sử dụng hàm kém chất lượng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra tình trạng sai lệch nghiêm trọng hơn. Vì vậy cha mẹ cần sáng suốt, lựa chọn sản phẩm chất lượng cho con.
Dù hàm được làm bằng silicon nhưng khi đeo nếu thấy xuất hiện tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng hay sưng mủ thì nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để thăm khám, tư vấn.
Mỗi một hàm trainer ở một thời gian khác nhau sẽ mang tới hiệu quả khác nhau cho trẻ. Vì vậy khi mua và cho trẻ đeo thì cha mẹ cần chú ý các ký hiệu, thời gian đeo niềng. Chỉ có như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất khi chỉnh nha cho trẻ.
Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đeo niềng. Việc này sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn trên răng được tốt hơn. Tốt nhất sau khi vệ sinh răng cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng.
Khi đeo hàm trainer nên đeo nhẹ nhàng tránh tình trạng nứt, vỡ. Vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới kết quả niềng răng của trẻ.
Không nên ăn đồ ăn quá cứng, dai và đồ uống có chứa cafein, ga. Vì chúng có thể làm tổn thương răng, làm chúng ngả màu, ố vàng. Nên ăn các thực phẩm xay nhuyễn, mềm hoặc cắt nhỏ.
Trong thời gian đeo niềng thì nên bổ sung các thực phẩm có chứa kẽm, canxi, magie, chất khoáng… để tăng sức đề kháng, răng chắc khỏe.
Hy vọng qua những thông tin bên trên về niềng răng trainer đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về loại dụng cụ này. Đây sẽ là phương pháp niềng tối ưu cho trẻ. Tuy nhiên để biết trẻ nhà bạn có phù hợp với phương pháp này hay không bạn có thể gọi tới hotline 0966688234. Hoặc đến chi nhánh nha khoa gần nhất để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn và thăm khám miễn phí.