Trồng răng khểnh hiện đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ săn đón. Bởi chiếc răng này chính là điểm nhấn trên khuôn mặt, tạo ra nét duyên ngầm rất thu hút. Vậy trồng răng khểnh có đau không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Trồng răng khểnh sẽ không đau như bạn nghĩ
Răng khểnh được xem là món trang sức làm nụ cười của chúng ta thêm điểm nhấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu chiếc răng này. Do vậy, dịch vụ trồng răng khểnh ra đời và ngày càng phổ biến để đáp ứng nhu cầu làm đẹp của giới trẻ. Và dịch vụ này trở thành xu hướng hot nhất hiện nay.
Trồng răng khểnh có đau không phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Theo như các chuyên gia cho biết, yếu tố bác sĩ là yếu tố quyết định và ngoài ra là máy móc trang thiết bị hỗ trợ.
Bên cạnh các yếu tố kể trên, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê trong quá trình thực hiện để bạn không cảm thấy khó chịu, đau nhức. Do vậy, bạn nên thả lỏng và có tinh thần thoải mái để quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, đạt kết quả cao và có thời gian hồi phục nhanh nhất.
Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng khểnh giá được sử dụng phổ biến. Đó là trám răng bằng composite, cầu răng sứ và trồng răng implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bên cạnh đó, mức độ tác động vào răng thật trong quá trình trồng răng khểnh cũng có sự khác nhau. Cụ thể:
Đây là kỹ thuật thực hiện nhanh chóng, đơn giản và không hề tác động đến hàm hay răng thật nên bạn không hề cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành đắp lớp trám composite lên phía trên răng nanh và nắn chỉnh kích thước, hình dáng và độ khểnh phù hợp cho đến lúc tạo được chiếc răng khểnh ưng ý. Cuối cùng, bác sĩ sẽ chiếu đèn laser chiếu lên vết trám cho khi vết trám khô lại để hoàn thành việc phục hình.
Trồng răng khểnh bằng cầu răng sứ
Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng số 2 và tiếp đó sử dụng 2 mão răng sứ kép bao gồm 1 mão răng sứ chụp lên vị trí răng 2 và 1 mão răng sứ đặt vào mão răng số 1 nằm trên nướu, hướng ra ngoài để tạo dáng răng khểnh. Phương pháp này tác động trực tiếp đến răng thật, do đó bạn sẽ cảm thấy khó chịu và ê buốt khi thực hiện. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để hạn chế đi cơn đau.
Phương pháp trồng răng implant sử dụng trụ được làm từ titanium đặt vào bên trong xương hàm. Do đó, bạn cảm thấy đau đớn là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có sự hỗ trợ của thuốc tê và tình trạng đau nhức sẽ không kéo dài mà sẽ thuyên giảm ngay sau đó 1- 2 ngày. Bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu.
Với sự tiến bộ mạnh mẽ của công nghệ nha khoa ngày nay, dịch vụ trồng răng giả Có nên thực hiện trồng răng khểnh không?
Hàm răng được coi là khỏe mạnh khi các răng mọc đúng vị trí trên cung hàm. Mỗi chiếc răng sẽ có một vai trò riêng biệt, chẳng hạn răng nanh và răng cửa đảm nhận việc cắn xé thức ăn, còn răng hàm giúp nghiền nát thức ăn trước khi đi vào hệ thống tiêu hóa.
Đối với trường hợp răng mọc lệch sẽ không đảm bảo chức năng hoạt động, và cần nắn chỉnh về vị trí đúng trên cung hàm. Hơn nữa, khi trồng răng khểnh bạn phải đối diện một số nguy cơ khác nhau. Cụ thể:
Quá trình trồng răng khểnh phải mài một phần răng thật để tạo kẽ hở giữa hai răng, khi đó phần men răng bị bào mòn và khó phục hội lại thể trạng ban đầu
Nếu bạn lựa chọn sai cơ sở nha khoa kém chất lượng, đội ngũ bác sĩ non kinh nghiệm sẽ khiến răng bạn bị sâu hoặc ê buốt trong thời gian dài.
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín trồng răng khểnh bằng cầy ghép implant
Trồng răng khểnh có đau không và các phương pháp trồng răng khểnh không đau đã có lời giải đáp ở phần phía trên. Tuy nhiên, bạn cũng nên nắm được các yếu tố hạn chế cơn đau khi thực hiện dịch vụ này như sau:
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện. Bởi nha khoa uy tín sẽ quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm giúp việc trồng răng được thực hiện chính xác và an toàn. Đặc biệt, dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, quá trình thực hiện sẽ ít sai sót, hạn chế đau đớn và những biến chứng không đáng có.
Sau khi trồng răng khểnh, bạn nên có chế độ chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa và sử dụng thêm nước súc miệng.
Thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần để bác sĩ có thể kiểm soát tình trạng và có những biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra sự cố.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “trồng răng khểnh có đau không”. Để hạn chế cơn đau và có kết quả cao nhất, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện.