Cập nhật lần cuối: 11/09/2024
Trẻ nhỏ mắc các bệnh lý răng miệng luôn là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Do vậy, việc nắm bắt sớm các bệnh lý thường gặp ở trẻ, cũng như nguyên nhân và cách khắc phục là điều ba mẹ nên biết. Chính vì thế, ở bài viết này, Win Smile cùng ba mẹ tìm hiểu nhé!
Tầm quan trọng của hàm răng khỏe đối với trẻ em
Hàm răng khỏe mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Một hàm răng chắc khỏe không chỉ giúp trẻ ăn nhai tốt, hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát âm, sự tự tin và cả vẻ ngoài của trẻ.6
6 bệnh lý răng miệng hay gặp ở trẻ nhỏ
- Răng sâu
- Viêm tủy răng
- Viêm lợi
- Nhiệt miệng
- Nấm miệng
- Răng lệch lạc
Răng sâu
Biểu hiện thường thấy đầu tiên ở răng sâu là răng xuất hiện các đốm trắng ở các kẽ răng hoặc bề mặt nhai.Khi sâu răng phát triển hơn, các đốm trắng sẽ dần chuyển vàng hoặc nâu và dần hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng.
Càng để lâu, các vị trí sâu răng càng lan rộng và sâu hơn, khiến trẻ bị đau nhức, khó chịu hoặc ê buốt khi ăn uống đồ ngọt hay nóng, lạnh. Ngoài ra sâu răng còn gây viêm nhiễm dẫn đến hơi thở có mùi hôi, khiến trẻ tự ti khi giao tiếp với bạn bè.
Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở phần bên trong của răng, nơi chứa các mạch máu và dây thần kinh. Khi trẻ bị sâu răng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong răng, gây ra viêm nhiễm và tổn thương tủy.
Triệu chứng ban đầu trẻ sẽ gặp phải là đau âm ỉ, nướu sưng, nếu không điều trị kịp thời có thể trở thành vết áp xe ở chân răng, gây sưng đau vùng mặt.
Khi thấy trẻ gặp những dấu hiệu trên, ba mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa càng sớm càng tốt, bởi khi lây lan sang các vùng khác rất dễ gây biến chứng và khó điều trị hơn.
Viêm lợi
Viêm lợi (hay còn gọi là viêm nướu) là tình trạng nhiễm trùng mô nướu xung quanh răng. Khi bị viêm, nướu sẽ trở nên sưng đỏ, dễ chảy máu và có thể gây đau nhức. Đây là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng, thường xuất hiện dưới dạng những vết loét nhỏ, tròn hoặc bầu dục, có màu trắng hoặc vàng nhạt ở xung quanh là một vùng đỏ. Vết loét này thường gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện của trẻ.
Thông thường, ba mẹ có thể thấy điều này dễ khiến các bé nhỏ dễ quấy khóc, chán ăn và khó chịu khi ngủ, nặng hơn là sốt nhẹ
Nấm miệng
Nấm miệng là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh này gây ra bởi sự phát triển quá mức của một loại nấm men gọi là Candida albicans. Khi mắc bệnh, miệng của bé sẽ xuất hiện các mảng trắng hoặc vàng.
Tương tự như nhiều bệnh lý khác, nấm miệng cũng khiến quanh khu vực nấm hơi đỏ và sưng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé.
Răng lệch lạc
Răng lệch lạc là tình trạng phổ biến không chỉ riêng ở trẻ em mà người lớn cũng thường gặp phải. Khi răng mọc không đều, chen chúc hoặc lệch lạc so với vị trí chuẩn trên cung hàm bên cạnh gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ trên gương mặt thì còn là nguyên nhân gây nên vô vàn bệnh lý răng miệng khác.
Tuy nhiên khác với người lớn, thời gian khắc phục hoàn toàn tình trạng này ở trẻ là nhanh hơn khi được can thiệp sớm bằng việc sử dụng các khí cụ định hướng răng mọc hoặc chỉnh nha cố định trong giai đoạn sớm.
Nguyên nhân và cách khắc phục
|
Nguyên nhân
|
Cách khắc phục
|
Răng sâu
|
- Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng thường xuyên hoặc đánh răng không đúng cách là nguyên nhân chính gây sâu răng
- Chế độ ăn uống: Ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn mềm, dính, uống sữa trước khi đi ngủ đều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
- Vi khuẩn trong miệng: Các loại vi khuẩn có hại trong miệng chuyển hóa đường thành acid, làm ăn mòn men răng
- Yếu tố di truyền: Trẻ có bố mẹ bị sâu răng có nguy cơ cao mắc bệnh này
|
- Trám răng: Áp dụng cho các trường hợp sâu răng ở giai đoạn đầu
- Điều trị tủy: Áp dụng cho các trường hợp sâu răng đã tiến triển vào tủy
- Nhổ răng: Áp dụng cho các trường hợp sâu răng quá nặng, không thể điều trị
|
Viêm tủy răng
|
- Sâu răng: Đây là nguyên nhân khi để lâu không được khắc phục sẽ dẫn đến viêm tủy răng. Vi khuẩn trong miệng sẽ tấn công men răng, tạo thành các lỗ sâu và xâm nhập vào bên trong răng
- Chấn thương răng: Các chấn thương như va đập mạnh, ngã, hoặc cắn vào vật cứng có thể làm nứt hoặc vỡ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
- Răng mọc lệch, hô, móm: Những bất thường về răng miệng này có thể gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm nhiễm
|
- Điều trị tủy: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm và làm sạch ống tủy, sau đó trám kín lại
- Nhổ răng: Trong trường hợp răng bị viêm nhiễm quá nặng hoặc không thể điều trị tủy, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng
|
Viêm lợi
|
- Vệ sinh răng miệng kém: Đây là nguyên nhân chính gây viêm lợi. Vi khuẩn trong mảng bám và cao răng tích tụ trên răng sẽ gây kích ứng và viêm nhiễm nướu
- Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng: Bàn chải quá cứng có thể làm tổn thương nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
- Một số bệnh lý toàn thân: Các bệnh như tiểu đường, suy giảm miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lợi
|
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây khô miệng, làm giảm khả năng tự làm sạch của miệng và tăng nguy cơ viêm lợi
- Răng mọc lệch lạc: Răng mọc lệch lạc khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Với những trường hợp nhẹ, ba mẹ có thể nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn, đổi bàn chải lông mềm (nếu cần)
- Đưa trẻ tới nha khoa: Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành làm sạch cao răng, mảng bám và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Trong trường hợp viêm nhiễm nặng, có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh.
|
Nhiệt miệng
|
- Vi khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương nhỏ trong miệng gây viêm nhiễm
- Virus: Một số loại virus như virus herpes simplex cũng có thể gây nhiệt miệng
- Nấm: Nấm Candida cũng là một nguyên nhân gây nhiệt miệng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Thiếu vitamin: Thiếu vitamin B12, sắt, kẽm có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập
- Căng thẳng: Trẻ em căng thẳng, lo lắng cũng có thể dễ bị nhiệt miệng
- Tổn thương niêm mạc miệng: Do cắn vào má, lưỡi, hoặc do các vật cứng cọ xát vào niêm mạc miệng
|
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Chải răng đều đặn bằng bàn chải lông mềm, súc miệng bằng nước muối loãng
- Chế độ ăn uống: Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, tránh thức ăn cay nóng, chua, mặn
- Thuốc giảm đau: Có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ hoặc toàn thân để giảm đau, khó chịu cho trẻ
- Thuốc kháng viêm, thuốc khám nấm: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm để giảm viêm, nấm
- Thuốc bổ sung vitamin: Bổ sung các loại vitamin cần thiết như vitamin B12, sắt, kẽm để tăng cường sức đề kháng.
|
Nấm miệng
|
- Vi khuẩn và nấm: Sự mất cân bằng giữa các loại vi khuẩn và nấm trong miệng có thể tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển
- Sử dụng kháng sinh kéo dài: Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong miệng, tạo điều kiện cho nấm phát triển
- Hệ miễn dịch suy yếu: Trẻ sơ sinh, trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc có hệ miễn dịch kém dễ bị nhiễm nấm
- Vệ sinh kém: Không vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên hoặc dụng cụ bú bình không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây nấm miệng
|
- Thuốc kháng nấm: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm dạng bôi hoặc uống để tiêu diệt nấm
- Vệ sinh miệng: Vệ sinh miệng cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch kháng nấm theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Điều trị đồng thời cho mẹ: Nếu bé đang bú mẹ, mẹ cũng cần điều trị nấm miệng để tránh lây nhiễm ngược lại cho bé
|
Răng lệch lạc
|
- Di truyền: Yếu tố di truyền từ bố mẹ là nguyên nhân chính khiến răng mọc lệch
- Thói quen xấu: Mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm và vị trí của răng
- Mất răng sữa sớm: Răng sữa có vai trò giữ chỗ cho răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị mất sớm, các răng khác có thể xô lệch vào vị trí trống
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như cường tuyến giáp, rối loạn nội tiết tố cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng
- Cung hàm quá nhỏ: Khi cung hàm quá nhỏ so với số lượng răng, răng sẽ không đủ chỗ để mọc thẳng hàng
- Di truyền: Yếu tố di truyền từ bố mẹ là nguyên nhân chính khiến răng mọc lệch
|
- Khí cụ chỉnh nha tháo lắp: Sở hữu cho mình ưu điểm dễ dàng tháo lắp, vệ sinh, chi phí thấp hơn so với niềng răng cố định. Tuy nhiên, trẻ cần tuân thủ thời gian đeo khí cụ nghiêm ngặt, hiệu quả điều trị chậm hơn
- Niềng răng mắc cài: Có hiệu quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn hơn với nhiều tình trạng răng. Thế nhưng. trẻ có thể cảm thấy khó chịu trong thời gian đầu, chi phí cao hơn.
- Phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt: Áp dụng trong các trường hợp lệch lạc xương hàm nghiêm trọng, không thể điều chỉnh bằng các phương pkhác
|
Cách phòng ngừa bệnh lý răng miệng sớm ở trẻ
Nguyên nhân gây nên bệnh lý cho trẻ đa phần đều do thói quen sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh răng miệng ở trẻ. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh lý răng miệng từ sớm không phải là điều quá khó, chỉ cần ba mẹ chú ý những điều dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Ba mẹ nên cho trẻ làm quen với thói quen đánh răng ngay từ sớm và thường xuyên sau mỗi khi ăn xong để hạn chế việc vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn vặt và nước ngọt. Đồng thời, khuyến khích ăn nhiều rau xanh, trái cây, nước lọc thay
- Khám răng định kỳ: Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng.
Nha khoa điều trị bệnh lý răng miệng uy tín cho trẻ nhỏ
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ, nên lựa chọn các nha khoa chuyên khoa nhi, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và không gian thân thiện với trẻ.
Tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, nha khoa Win Smile hiện là địa chỉ nha khoa uy tín dành được rất nhiều mẹ lựa chọn để gửi gắm sức khoẻ răng miệng của trẻ.
Đến với Win Smile, ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi con sẽ được thăm khám, điều trị trực tiếp bởi các y bác sĩ chuyên môn cao trong lĩnh vực nhi trẻ em, được đào tạo bài bản và cấp giấy phép hành nghề bởi Sở Y Tế.
Đồng thời, mỗi bé trong quá trình điều trị sẽ có 1 bác sĩ riêng đồng hành hiểu tâm lý trẻ sẽ hỗ trợ ba mẹ xuyên suốt, giải đáp, xử lý mọi vấn đề phát sinh.
Chính vì vậy, nếu bé nhà mình đang gặp các vấn đề về răng miệng cần khắc phục, ba mẹ vui lòng liên hệ qua hotline 1900 5228 để đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại Win Smile nhé!