Răng bọc sứ lâu năm bị đau là một trong những biến chứng thường gặp. Không quá nguy hiểm, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến việc ăn nhai, chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây đau khi bọc sứ lâu năm là gì và nên làm gì để khắc phục triệt để?
Bọc sứ bị đau do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Răng bọc sứ bị đau do nhiều nguyên nhân gây nên và dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Đây là thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây ảnh hưởng đến răng bọc sứ. Dưới tác động mạnh, thường xuyên của răng đối diện, lâu dần sẽ khiến răng bọc sứ bị đau, ê nhức.
Bọc răng sứ là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao. Tuy nhiên, rất nhiều nha khoa hiện nay không đáp ứng được yếu tố này.
Bác sĩ không được đào tạo bài bản, khi thực hiện rất dễ mài răng tỷ lệ lớn, làm lộ lớp ngà răng. Bên cạnh đó, việc chế tác răng sứ không chuẩn, lắp răng không khít với nướu dẫn đến thức ăn thừa bám lại, lâu dần gây đau nhức, khó chịu.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại răng sứ, tương ứng với chất lượng, vật liệu, thời gian sử dụng, bảo hành, giá thành… là khác nhau. Tuy nhiên, việc không tìm hiểu kỹ, lựa chọn dòng sứ không chính hãng, kém chất lượng, chỉ sau một thời gian sử dụng răng có thể bị ê nhức, nhất là khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Một trong những nguyên nhân răng bọc sứ lâu năm bị đau có thể kể đến là do chế độ vệ sinh, chăm sóc. Việc không vệ sinh hoặc thực hiện vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân gây nên các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, hôi miệng, viêm nướu… Nếu không được khắc phục sớm, bệnh lý răng miệng có thể tiến triển nặng, gây tụt nướu, đau, ảnh hưởng đến tuổi thọ răng sứ.
Bọc sứ bị đau nhức nên kết hợp dùng đá lạnh, súc miệng nước muối hoặc dùng giảm đau.
1-2 ngày sau khi bọc sứ, bạn có thể có cảm giác hơi ê. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nha như:
Đá lạnh tạo ra một hiệu ứng gây tê và giảm sự nhạy cảm của răng và nướu. Do đó, bạn có thể sử dụng đá lạnh như một phương pháp giảm đau hiệu quả. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần để đá lạnh trong một chiếc khăn sạch, sau đó đặt lên vùng răng bị ê nhức, Giữ đá lạnh trong khoảng 15-20 phút để loại bỏ cơn đau.
Nước muối có khả năng chống nhiễm trùng, chống lại sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, bạn có thể sử dụng nước muối súc miệng để giảm đau, sưng sau khi bọc răng sứ.
Để thực hiện, bạn hãy dùng 2 thìa muối tinh pha với nước ấm và sử dụng súc miệng hàng ngày.
Một trong những giải pháp giúp xử lý tình trạng đau khi bọc răng sứ là uống thuốc giảm đau. Có thể lựa chọn các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Acetaminophen…
Một lời khuyên đưa ra là, không nên tự ý mua thuốc giảm đau. Liều lượng sử dụng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh dùng quá liều hoặc nhờn thuốc nếu sử dụng lâu dài.
Trường hợp bọc răng sứ bị đau do tật nghiến răng, bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân nên sử dụng hàm bảo vệ để tránh tình trạng răng đối va chạm vào răng sứ.
Nên đến nha khoa kiểm tra khi bọc sứ lâu năm bị đau.
Bên cạnh các biện pháp xử lý cơn đau tạm thời, khi bọc răng sứ lâu năm bị đau, nên làm gì để khắc phục?
Lời khuyên của bác sĩ Win Smile đưa ra là không được tự ý mua thuốc giảm đau sử dụng. Thay vào đó, hãy đến nha khoa để được thăm khám, kiểm tra và xử lý kịp thời.
Trường hợp đau do răng sứ bị kênh cộm, không sát khít, bác sĩ sẽ tháo răng ra, vệ sinh và phục hình lại. Trong trường hợp do vệ sinh không đúng cách, dẫn đến hình thành các ổ viêm, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm bệnh lý đảm bảo bệnh nhân có cảm giác thoải mái nhất.
Với các trường hợp răng sứ bị oxy hóa gây viêm, dị ứng, và không thể giữ lại. Bác sĩ buộc phải tháo ra và thay mão sứ mới để duy trì ăn nhai và thẩm mỹ.
Như vậy, tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp để giảm đau, khó chịu khi bọc sứ lâu năm.
Tránh bọc sứ bị đau nhức cần tuân thủ lưu ý từ bác sĩ.
Đau khi bọc sứ không phải là tình trạng hiếm gặp. Để tránh đau nhức, bạn hãy tuân thủ một số những lưu ý sau:
Bọc răng cho chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật. Tuy nhiên, về bản chất đây vẫn là chiếc răng giả, do đó trong quá trình ăn uống, bạn nên lựa chọn những loại đồ ăn mềm, tránh ăn đồ quá dai hoặc quá cứng, nhất là ở giai đoạn đầu bọc răng sứ.
Răng bọc sứ sẽ rất nhạy cảm nếu không được vệ sinh tốt. Do đó, hãy duy trì chế độ chăm sóc, vệ sinh đúng cách. Cần đánh răng 2 lần/ngày sau khi ăn và kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng để tránh sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh lý.
Để tránh tình trạng đau nhức khi bọc răng sứ, hãy tuân thủ lịch hẹn tái khám từ bác sĩ điều trị. Việc thăm khám định kỳ sẽ kịp thời phát hiện bệnh lý và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Một trong những lưu ý quan trọng để tránh đau nhức hay những nguy hiểm khó lường khi bọc răng sứ là hãy tìm hiểu thật kỹ địa chỉ nha khoa. Việc lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, công nghệ hiện đại, vô trùng tuyệt đối… sẽ đảm bảo giúp bạn sở hữu hàm răng chắc chắn, ổn định, lâu dài với thời gian.