4.67/5 - (3 votes)
Cập nhật lần cuối: 22/09/2023

“Niềng răng trong suốt có cần nhổ răng không?” là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi lựa chọn phương pháp này. Chính vì vậy, trong bài viết này, Win Smile cùng bạn tìm hiểu nhé!

Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?

Niềng răng trong suốt Invisalign có phải nhổ răng trong một vài trường hợp. Thông thường sẽ nhổ ít nhất từ 2-4 chiếc răng tùy thuộc vào tình trạng bạn gặp phải. Khi này bác sĩ sẽ thăm khám, và đưa ra chỉ định chính xác nhận chiếc răng cụ thể cho từng lộ trình cải thiện răng. 

Việc nhổ răng khi niềng Invisalign nhằm mục đích:

  • Tạo khoảng cách, giúp răng dịch chuyển vào đúng vị trí chuẩn
  • Đối với trường hợp răng mọc quá chen chúc, nhổ răng giúp tạo khoảng, dàn đều răng 
  • Với răng hô, việc nhổ răng giúp có thêm khoảng trống, kéo lùi hàm trên hô vào đúng vị trí của nó
  • Nếu gặp bệnh lý răng miệng. thì việc nhổ răng cũng giúp điều trị triệt để, tránh ảnh hưởng tới các răng khác

Tuy nhiên, đối với Invisalign, nếu bạn mọc răng số 8 (răng khôn) và việc nhổ răng có thể khắc phục được vấn đề bạn đang gặp phải, thì bác sĩ sẽ ưu tiên nhổ răng số 8 để vừa giải quyết được vấn đề, vừa giúp bạn hạn chế những đau nhức về sau. Còn nếu, răng số 8 mọc bình thường, không gây đau nhức, và không ảnh hưởng gì đến quá trình dịch chuyển răng thì việc nhổ bỏ là không cần thiết.

Có thể bạn muốn biết: giá nhổ răng khôn số 8 là bao nhiêu?

Bên cạnh những trường hợp cần nhổ, thì cũng có những trường hợp không cần phải nhổ răng. Để biết chính xác hơn, bạn cần phải tới nha khoa để được thăm khám, chụp phim, từ đó đưa ra kết luận có nên nhổ răng hay không nhé!

Những trường cần nhổ răng khi niềng răng trong suốt

Để mang lại kết quả tốt nhất cho quá trình niềng răng trong suốt Invisalign, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra phương án cụ thể nhất bạn gặp phải. Dưới đây là một số trường hợp nếu bạn gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cần nhổ răng với bạn:

  • Răng hô, móm: Đây là tình trạng hàm răng bị chìa hoặc lùi vào trong nhiều hơn bình thường, khiến gương mặt trở nên không hài hòa. Do vậy, khi nhổ răng, bác sĩ sẽ giúp kéo toàn bộ hàm lùi vào/ hoặc kéo ra tùy thuộc vào tình trạng bạn gặp phải, giúp cung hàm trở về vị trí đúng của nó.
  • Răng chen chúc, lộn xộn: Đối với nhiều người, hàm răng chen chúc, lộn xộn là “nét đẹp riêng”, nhưng khi gặp phải thì sẽ hiểu những ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại, khiến bạn khó khăn trong ăn uống, dễ gặp các bệnh lý răng miệng,.. vì thế bác sĩ thường chỉ định nhổ răng trong trường hợp này giúp cung răng được dàn đều hơn.
  • Lệch khớp cắn: Trong một số trường hợp lệch khớp cắn, việc nhổ răng sẽ giúp cung hàm có thêm khoảng trống giúp dịch chuyển răng, khiến khớp cắn được điều chỉnh chuẩn hơn.
  • Hàm có quá nhiều răng: Nhiều bạn gặp phải tình trạng không rụng răng sữa, hoặc răng mọc ngầm gây nên tình trạng những chiếc răng thừa xô đẩy răng vĩnh viễn, khiến hàm răng trở nên “đầy hơn bình thường” và khiến mất thẩm mỹ. Vì vậy. khi niềng rất cần thiết nhổ những chiếc răng này để có thêm khoảng trống giúp cho những chiếc răng vĩnh viễn về đúng vị trí vốn thuộc về nó.

Những trường cần nhổ răng khi niềng răng trong suốt

Trường hợp nào không cần nhổ răng khi niềng?

Bên cạnh những trường hợp cần nhổ răng nên trên, cũng có một số trường hợp bạn sẽ không cần can thiệp việc nhổ răng trong quá trình niềng:

  • Răng trẻ em đang trong độ tuổi “vàng” niềng răng: 12-16 tuổi là độ tuổi “vàng” để niềng răng cho trẻ. Ở độ tuổi này, răng sữa bắt đầu được thay thế bằng răng vĩnh viễn, đồng thời xương hàm của trẻ đang phát triển nên khi can thiệp niềng răng, quá trình này sẽ dễ dàng tác động trực tiếp thay đổi cấu trúc xương hàm, sẽ hạn chế tối đa việc phải nhổ răng cho trẻ.
  • Răng thưa: Ở trường hợp răng thưa, giữa các răng có đủ khoảng trống để dịch chuyển răng nên sẽ không cần can thiệp nhổ răng trong quá trình niềng.
  • Cung hàm hẹp: Trong một vài trường hợp cung hàm hẹp, bác sĩ sẽ tiến hành đeo cho bạn khí cụ nong hàm. Khi cung hàm của bạn được nong rộng ra, thì các khoảng cách giữa các khe răng cũng được tăng dần. Từ đó sẽ không cần phải can thiệp nhổ răng để tạo khoảng nữa.

Trường hợp nào không cần nhổ răng khi niềng?

Do vậy. việc nhổ răng khi niềng có thực sự cần thiết hơn phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn và phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra. Do vậy, hãy lựa chọn một nha hoa uy tín với bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề để toàn bộ quá trình niềng răng được diễn ra an toàn và thuận lợi nhất nhé!

Nhổ răng khi niềng răng có đau không?

Khi bạn lựa chọn được một nha khoa uy tín để niềng răng, thì việc nhổ răng sẽ gần như không cảm thấy đau đớn gì cả. Bởi nhổ răng là một kỹ thuật rất cơ bản trong nha khoa, nếu bác sĩ điều trị cho bạn là một người nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, quá trình này bạn sẽ thấy khá nhẹ nhàng đấy.

Bên cạnh đó, với các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hiện nay, cho dù bạn có nhổ răng nào trên cung hàm thì nó cũng hỗ trợ và giảm đau nhức hơn trước rất nhiều.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ chỉ định bạn niềng răng một thời gian rồi mới nhổ răng, thì bạn sẽ gần như không có cảm giác gì. Bởi vì, khi tác dụng lực từ các khay niềng lên răng để di chuyển răng, phần chân răng cũng có sự dịch chuyển, và không còn cố định một chỗ nữa. Khi đó, việc nhổ răng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Cách giảm đau sau khi nhổ răng

Nếu bạn thuộc một trong những số ít gặp tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng, thì bạn có thể lưu ý các tips dưới đây nhé:

  • Cắn chặt bông sau khi nhổ răng: Thông thường, sau khi nhổ răng, chảy máu là nguyên nhân chính gây đau nhức. Vì vậy, việc cắn chặt bông ở vị trí răng sau nhổ tầm 30 phút sẽ giúp cầm máu, từ đó giúp đỡ đau nhức hơn sau khi nhổ.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh sau khi nhổ: Việc can thiệp sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh chống viêm sẽ giúp giảm đau sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, việc này chỉ được thực hiện sau khi hết thuốc tê hoàn toàn. Khi đó, thuốc sẽ có tác dụng triệt để, giúp bạn hạn chế tối đa việc đau nhức.
  • Chườm lạnh để bớt đau hơn: Bạn có thể sử dụng đá viên, cho vào túi nhỏ và chườm bên ngoài má, tại vị trí nhổ răng. Khi này, cảm giác lạnh có tác dụng kích thích lên các vùng dây thần kinh, khiến chúng tê liệt và từ đó, làm giảm cảm giác đau nhức tạm thời. 2-3 ngày sau đó, bạn có thể lấy nước ấm chườm vào quanh khu vực nhổ răng để bớt sưng (nếu bạn gặp tình trạng sưng sau nhổ).
  • Lưu ý chế độ ăn uống sau khi nhổ: Ngay sau khi nhổ răng, bạn nên hạn chế tối đa việc ăn, nhai đồ ăn quá cứng, hoặc quá dai, khiến vị trí nhổ răng bị đau nhức. Thay vào đó là những thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt và có nhiều dưỡng chất giúp bồi bổ cho cơ thể mau lành thương.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Sau khi nhổ răng, bạn chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng, không nên chải trực tiếp lên bề mặt nướu sau nhổ, tránh gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, cũng tuyệt đối không được quên việc vệ sinh răng miệng hàng ngày nhé!

Cách giảm đau sau khi nhổ răng

Địa chỉ niềng răng trong suốt uy tín tại Hà Nội

Hơn 6 năm hoạt động, Win Smile dần trở thành địa chỉ niềng răng uy tín được rất nhiều khách hàng tin tưởng để gửi gắm nụ cười của mình.

Hơn ai hết, Win Smile hiểu rằng, hành trình niềng răng chưa bao giờ là dễ dàng bởi để có một nụ cười đẹp, ẩn sau đó là cả một quá trình cố gắng và nỗ lực của người niềng cùng đội ngũ bác sĩ. Chính vì vậy, Win Smile đã mang tới cho khách hàng mọi quyền lợi tốt nhất giúp toàn bộ quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ và thành công:

  • Phác đồ điều trị riêng biệt 
  • Hợp đồng chỉnh nha minh bạch
  • Bác sĩ đồng hành 1-1 trong suốt quá trình

Địa chỉ niềng răng trong suốt uy tín tại Hà Nội

Nụ cười của khách hàng là mục tiêu lớn nhất để Win Smile không ngừng phát triển và hoàn thiện. Và dù mọi khoản đầu tư đều có khả năng rủi ro thì đầu tư cho bản thân luôn là đầu tư xứng đáng nhất! Do vậy, đừng ngần ngại tới Win Smile niềng răng để sở hữu cho mình một nụ cười vừa đẹp vừa khỏe bạn nhé! 
 

Đinh Đình Đức

Đinh Đình Đức

Bác sĩ Đinh Đình Đức hiện là bác sĩ phụ trách chính chuyên khoa về phẫu thuật, đặc biệt là lĩnh vực trồng răng Implant tại nha khoa Win Smile. Trong suốt quá trình làm nghề và đồng hành cùng Win Smile, bác sĩ Đinh Đình Đức không ngừng nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực phẫu thuật cấy ghép Implant, tìm ra những phương pháp điều trị mới và tối ưu nhất, để đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho khách hàng của mình. 

Kiến thức khác

Note ngay trường hợp chỉ định nhổ răng số 8 mà chuyên gia chia sẻ 

Chuyên mục Kiến thứcNgày 02/05/2020
Răng khôn gây đau đớn khó chịu trong thời gian dài và đây cũng là mối hiểm họa khi dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên không phải ... Xem thêm

Răng sứ Lava Plus có tốt không? Đánh giá từ chuyên gia và người dùng Lava Plus

Chuyên mục Kiến thứcNgày 21/09/2023
Răng sứ Lava Plus có tốt không là những băn khoăn của nhiều khách hàng đang gặp phải vấn đề răng miệng. Dưới đây là ưu, nhược điểm và đánh ... Xem thêm

Thẩm mỹ răng sứ là gì? Những trường hợp nên làm thẩm mỹ răng sứ

Chuyên mục Kiến thứcNgày 07/03/2023
Xu hướng làm đẹp ngày nay không thể thiếu được thẩm mỹ răng sứ. Một nụ cười mới không chỉ mang tới ngoại hình tươi tắn, rạng rỡ mà còn ... Xem thêm

Răng sứ Lava của nước nào, có tốt và bền không?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 07/03/2023
Không ít khách hàng thông thái ngày nay khi lựa chọn dòng sứ đều nhắc tới cái tên “sứ Lava”. Vậy răng sứ Lava của nước nào, chúng có thực ... Xem thêm

Đừng để chân răng bọc sứ bị đen làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng 

Chuyên mục Kiến thứcNgày 01/05/2020
Không thiếu những trường hợp xảy ra tình trạng chân răng bọc sứ bị đen. Thế nhưng ít ai biết nguyên nhân và giải pháp là gì? Cùng khám phá ... Xem thêm
Đặt lịch khám tại WinSmile
* Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!
Đặt lịch Giờ làm việc:
8h00 đến 20h00
Hotline tư vấn: 1900 5228
Đăng ký tư vấn miễn phí!