5/5 - (1 votes)
Cập nhật lần cuối: 26/08/2023

Hiện nay, không ít người trong chúng ta gặp tình trạng mất răng. Có thể do bẩm minh, hoặc do bệnh lý, tai nạn ngoài ý muốn,... Khi mất răng cùng vấn đề nụ cười gặp khuyết điểm, mọi người thường có xu hướng tìm tới phương pháp niềng răng để khắc phục điều đó. Tuy nhiên, không phải trường hợp mất răng nào việc niềng răng cũng có thể giải quyết được. Do vậy, ở bài viết này, bạn cùng Win Smile tìm hiểu nhé!

Cấu trúc hàm răng của người trưởng thành

Để hiểu được việc mất răng nào có thể khắc phục được, trước hết chúng ta cần biết về cấu trúc một hàm răng cơ bản của người trưởng thành:

Cấu trúc hàm răng của người trưởng thành

  • Răng người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng, chia để cho 2 hàm, mỗi hàm 16 cái. Mỗi hàm thường được chia thành 3 nhóm chính (như hình trên): Răng cửa, răng nanh và răng hàm
  • Răng cửa (răng số 1 và 2), tổng 2 hàm là 8 cái. Chức năng chính của răng cửa là giúp giữ, cắn, xé thức ăn thành những mảnh nhỏ trước khi thức ăn được đưa vào khoang miệng
  • Răng nanh (răng số 3): tổng 4 cái. Tương tự răng cửa, răng nanh cũng có các chức năng cắn, xé nhỏ thức ăn
  • Răng hàm (răng 4,5,6,7,8): tổng 20 cái. Răng hàm thường được chia thành 2 nhóm dựa vào chức năng của chúng:
  • Răng hàm nhỏ (răng 4,5): thường được sử dụng trong việc xé, nghiền nát thức ăn
  • Răng hàm lớn (răng 6,7,8): có chức năng chính trong việc nghiền nát thức ăn trước khi chúng được vận chuyển vào dạ dày

Nguyên nhân gây mất răng

Về nguyên nhân gây mất răng, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, gồm 2 loại chính:

  • Nguyên nhân chủ quan
  • Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân gây mất răng

Nguyên nhân chủ quan:

  • Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách (dùng chỉ nha khoa, chải răng sai cách, lâu ngày sẽ dẫn tới viêm nướu, và nặng hơn là gây mất răng)
  • Thói quen ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng cho răng (canxi) hoặc ăn quá nhiều những thực phẩm chó chứa chất gây hại tới men, nướu (đường, axit carbohydrates,...), lâu ngày sẽ dẫn tới mất răng
  • Thói quen xấu: nghiến răng, hút thuốc lá,....
  • Không thường xuyên đi khám định kỳ sức khỏe răng miệng, dẫn tới việc răng không được phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý, hoặc không lấy cao răng thường xuyên cũng là nguyên nhân có thể gây mất răng

Nguyên nhân khách quan:

  • Chấn thương do tai nạn
  • Sự bào mòn khi ăn nhai lâu ngày, răng gặp tình trạng lão hoá
  • Do hormone cơ thể thay đổi, dẫn tới tình trạng mòn men răng và yếu chân răng
  • Do các bệnh lý khác: viêm khớp cắn, ung thư khớp cắn, đái tháo đường,... đều khiến răng yếu hơn rất nhiều so với bình thường, dễ dẫn tới rụng răng, gây mất răng.

Hậu quả của việc mất răng

Mỗi răng trên cung hàm đều có tác dụng nâng đỡ những răng còn lại, thực hiện chức năng bổ trợ cho những răng khác. Vì vậy dù mất răng nào đi chăng nữa, hay do các lý do chủ quan hay khách quan, đều khiến người gặp phải chịu những hậu quả không mong muốn như:

  • Gây khó khăn trong việc ăn nhai thường ngày
  • Gây ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ
  • Gây ảnh hưởng tới khả năng phát âm
  • Gây ra các biến chứng nguy hiểm

Hậu quả của việc mất răng

Gây khó khăn trong việc ăn nhai thường ngày

Việc mất răng sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai thường ngày. Bởi, mỗi răng đảm nhiệm một chức năng khác nhau, bổ trợ nhau trong việc ăn nhai trước khi thức ăn được đưa xuống dạ dày để tiêu hóa. Do vậy, nếu thức ăn chưa được đảm bảo nghiền nát do mất răng thì rất dễ gây nên tình trạng đau bụng, đau dạ dày. khó tiêu,...

Gây ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ

Nếu bạn gặp tình trạng mất răng ở vị trí răng cửa, thì ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ của bạn. Hãy tưởng tượng xem, một nụ cười “không có răng” sẽ khiến nụ cười của bạn trở nên mất thẩm mỹ thế nào. Do vậy, nếu có thể, hãy khắc phục tình trạng đó càng sớm càng tốt nhé.

Gây ảnh hưởng tới khả năng phát âm

Răng tham gia rất nhiều vào việc giúp bạn phát âm chuẩn, và chính xác hơn. Việc mất răng sẽ dẫn tới việc giảm tương quan giữa răng - môi - lưỡi, từ đó dẫn tới việc phát âm ngọng, không chính xác.

Gây ra các biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp khi mất răng thường gặp là tiêu xương hàm, xô lệch răng và sai khớp cắn,... Do hiện tượng đào thải tự nhiên của cơ thể, mà khi mất răng, phần xương hàm sẽ dần tiêu biến theo thời gian, gây nên hiện tượng tiêu xương hàm. Và nặng hơn là khiến các răng bên cạnh bị xô lệch, ảnh hưởng tới khớp cắn, và đôi khi thay đổi cấu trúc gương mặt, khiến má bị hóp lại.

Mất răng có niềng răng được không?

Đa số, khi gặp trường hợp mất răng và răng còn lại gặp khuyết điểm, mọi người đều e ngại không biết mất răng có niềng được không? Câu trả lời là Có.

Với sự phát triển không ngừng của lĩnh vực nha khoa nói chung thì việc mất răng không còn là vấn đề quá e ngại bởi có rất nhiều phương pháp có thể khắc phục được điều đó. Thậm chí là mất răng đôi khi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho răng khác dịch chuyển về đúng vị trí hơn, giúp không cần phải áp dụng nhổ răng khi niềng

Mất răng có niềng răng được không?

Các phương pháp niềng răng phù hợp khi bị mất răng

Đối với tình trạng bị mất răng, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp dưới đây để niềng răng:

  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng không mắc cài

Các phương pháp niềng răng phù hợp khi bị mất răng

Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài gồm rất nhiều các loại khác nhau. Phân chia theo chất liệu, niềng răng mắc cài bao gồm mắc cài kim loại, mắc cài pha lê, mắc cài sứ. Phân chia theo cơ chế hoạt động, niềng răng mắc cài bao gồm thường và tự động.

Và dù phân chia theo cách nào, niềng răng mắc cài đều hoạt động theo cơ chế các mắc cài được đính lên trực tiếp bề mặt răng và được nối với nhau bằng các dây cung. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thêm các khí cụ để hỗ trợ việc niềng răng đạt kết quả tốt hơn.

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài(Invisalign) là phương pháp không sử dụng các khí cụ gắn lên răng, mà thay vào đó là sử dụng các khay niềng được thiết kế ôm sát vào thân răng, giúp răng dịch chuyển vào đúng vị trí mong muốn.

Cả hai phương pháp niềng răng trên đều hoạt động theo nguyên lý tác động lực, dịch chuyển răng lại gần nhau hơn và đúng vị trí như mong muốn. 

Tuy nhiên, ở một số trường hợp khoảng trống mất răng quá lớn, cùng với đó là răng hô, móm, lệch quá nhiều thì việc niềng răng dù không hỗ trợ lấp đầy khoảng trống nhưng cũng sẽ giúp giữ khoảng cho răng không bị xô lệch trong quá trình ăn nhai. Sau khi răng ổn định có thể tiến hành thực hiện các biện pháp khắc phục khác như trồng răng giả, làm cầu tháo lắp,...

Các phương pháp này bên cạnh việc khắc phục thẩm mỹ, thì sẽ đảm bảo được chức năng ăn nhai như ban đầu ở vị trí răng đã mất.

Thông qua những chia sẻ trên Win Smile hy vọng bạn sẽ có thêm cái nhìn bao quát hơn về việc niềng răng giúp khắc phục tình trạng răng mất. Nếu bạn cũng gặp vấn đề như vậy, đừng ngần ngại liên hệ với Win Smile qua hotline 0966.688.234 để được đặt lịch và tư vấn miễn phí bởi chuyên gia nhé!
 

Hứa Thị Xuân

Hứa Thị Xuân

Bác sĩ Hứa Thị Xuân là chuyên gia chỉnh nha - niềng răng tại Nha khoa Quốc tế Win Smile với rất nhiều ca thành công. Bác sĩ Xuân có thể thực hiện thành thục và linh hoạt nhiều phương pháp niềng răng, cụ thể là Niềng răng mắc cài và Niềng răng Invisalign với nhiều chứng chỉ từ các tổ chức chuyên ngành.

Kiến thức khác

Chụp răng sứ Katana áp dụng cho trường hợp nào? Ưu, nhược điểm của sứ Katana Nhật

Chuyên mục Kiến thứcNgày 03/08/2023
Chụp răng sứ Katana đang trở thành trào lưu khi dòng sứ này có mức giá vừa phải, hợp với túi tiền của nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, răng ... Xem thêm

Hàn trám răng hiện nay giá bao nhiêu tiền? Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí hàn trám răng

Chuyên mục Kiến thứcNgày 02/08/2023
Hàn trám răng (trám răng) là một kỹ thuật phổ biến trong nha khoa, giúp tái tạo lại hình dáng và kích thước ban đầu cho răng với các mục ... Xem thêm

Có nên bọc răng sứ Venus không? Trường hợp nào không nên bọc sứ Venus?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 01/08/2023
Giá thành hợp lý, tính thẩm mỹ cao và chất lượng ổn định chính là những điều khiến răng sứ Venus luôn là một trong những dòng răng sứ được ... Xem thêm

Độ bền của răng sứ Katana là bao lâu? Hướng dẫn chăm sóc tăng độ bền răng sứ 

Chuyên mục Kiến thứcNgày 22/07/2023
Độ bền của răng sứ Katana là bao lâu? Và có cách nào để tăng độ bền răng sứ là những băn khoăn của đông đảo khách hàng. Dưới đây ... Xem thêm

Răng sứ Katana có mấy loại? Có nên chọn sứ Katana không?

Chuyên mục Kiến thứcNgày 21/07/2023
Răng sứ Katana mang đến nhiều ưu điểm nổi bật như thẩm mỹ, độ bền hay chi phí ở mức trung bình…. Tuy nhiên, nhiều khách hàng cũng băn khoăn ... Xem thêm

Đính đá vào răng khểnh - điểm nhấn tạo nụ cười duyên

Chuyên mục Kiến thứcNgày 25/04/2023
Đi cùng với sự phát triển của các xu hướng làm đẹp ngày nay, dịch vụ đính đá lên răng khểnh dần trở thành một “trend” thu hút được rất ... Xem thêm
Đặt lịch khám tại WinSmile
* Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!
Đặt lịch Giờ làm việc:
8h00 đến 20h00
Hotline tư vấn: 1900 5228
Đăng ký tư vấn miễn phí!