Cấy ghép Implant là một kỹ thuật nha khoa hiện đại giúp phục hồi răng đã mất. Đây là một kỹ thuật an toàn và hiệu quả, tuy nhiên cũng có thể xảy ra một số biến chứng. Vậy cấy Implant có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp phải sau khi cấy ghép Implant là gì? Ở bài viết này, bạn cùng Win Smile tìm hiểu nhé!
Phương pháp cấy Implant hiện nay là phương pháp tiên tiến nhất giúp đảm bảo khả năng ăn nhai nhưng vẫn an toàn cho mọi trường hợp mất răng. Một số ưu điểm của việc cấy Implant phải kể đến như:
Tuy nhiên, bên cạnh đó, do sở hữu rất nhiều ưu điểm, song phương pháp này đòi hỏi tay nghề bác sĩ thực hiện. Do vậy, bạn hãy lưu ý lựa chọn cho mình nha khoa uy tín để răng trồng Implant của mình luôn an toàn và bền chắc nhé!
Trong một số trường hợp, khi bạn lựa chọn nha khoa không uy tín, tay nghề bác sĩ không cao thì sau khi cấy ghép Implant, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như:
Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất sau khi cấy ghép Implant. Nhiễm trùng có thể xảy ra do bạn vệ sinh răng sau khi cấy không đúng cách, hoặc do trong quá trình cấy ghép, bác sĩ đã không tuân thủ vô trùng,...
Việc nhiễm trùng sau khi cấy có thể gây đau nhức, sưng tấy, chảy mủ và dẫn tới việc trụ bị đào thải, ca cấy ghép thất bại.
Tổn thương dây thần kinh là một biến chứng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra sau khi cấy ghép Implant. Tổn thương dây thần kinh có thể do bác sĩ thực hiện cấy Implant không chính xác, chạm vào dây thần kinh trong quá trình phẫu thuật.
Tổn thương dây thần kinh có thể gây tê bì, đau nhức vùng hàm, thậm chí là liệt mặt.
Trụ Implant bị đào thải là một biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến thất bại của ca cấy ghép. Trụ Implant bị đào thải thường do một số nguyên nhân như: bệnh nhân có bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, do chất lượng xương hàm quá yếu, do bệnh nhân hút thuốc sau khi cấy, hoặc dị ứng với trụ Implant,...
Nếu trụ Implant bị đào thải, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ trụ Implant và cấy ghép lại. Thời gian cấy ghép lại có thể từ 6 tháng đến 1 năm.
Chảy máu không ngừng là một biến chứng hiếm gặp sau khi cấy ghép Implant. Chảy máu không ngừng có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Chảy máu không ngừng có thể gây mất máu, thậm chí là tử vong.
Nếu chảy máu không ngừng sau khi trồng răng Implant, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ nha khoa ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Cấy ghép Implant là một kỹ thuật xâm lấn, tuy nhiên mức độ nguy hiểm và thành công của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Chất lượng xương hàm ảnh hưởng đến thành công của một ca trồng Implant vì nó quyết định khả năng giữ chặt của trụ Implant trong xương. Khi cấy vào trong xương hàm, trụ Implant cần có độ chắc chắn và bám dính tốt vào xương hàm để đảm bảo răng sứ được cố định chắc chắn, không bị lung lay hay rơi ra.
Chất lượng xương hàm được đánh giá dựa trên hai yếu tố chính là mật độ và độ rộng. Mật độ xương càng cao thì khả năng giữ chặt của trụ Implant càng tốt. Độ rộng xương càng lớn thì trụ Implant có thể được cấy ghép sâu hơn vào xương, giúp tăng khả năng bám dính.
Nếu xương hàm có mật độ và độ rộng thấp, trụ Implant sẽ không thể được giữ chặt trong xương, dẫn đến nguy cơ thất bại cao. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định ghép xương trước khi cấy ghép Implant để tăng cường chất lượng xương hàm.
Ngoài ra, chất lượng xương hàm cũng ảnh hưởng đến thời gian lành thương sau khi cấy ghép Implant. Khi xương hàm có chất lượng tốt, thời gian lành thương sẽ nhanh hơn và ít biến chứng hơn.
Tay nghề bác sĩ ảnh hưởng đến thành công của một ca trồng Implant bởi bác sĩ là người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật. Bác sĩ có tay nghề cao sẽ có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, từ đó xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp. Đồng thời, thực hiện ca phẫu thuật chính xác, không gây tổn thương cho xương hàm hay các mô xung quanh. Và theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật một cách chu đáo.
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương và tích hợp của trụ Implant vào xương hàm. Một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ thất bại của Implant, bao gồm: bệnh lý về tim mạch,k bệnh tiểu đường, bệnh về hô hấp, bệnh lý tự miễn,...
Để đảm bảo thành công của ca trồng Implant, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe tổng quát trước khi thực hiện. Nếu bệnh nhân đang mắc các bệnh lý hoặc có thói quen xấu, bác sĩ có thể chỉ định điều trị hoặc thay đổi thói quen trước khi cấy ghép Implant.
Trong và sau khi trồng răng Implant, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ sau khi cấy Implant để vết thương được lành nhanh chóng, tránh biến chứng. Bởi trong 1 số trường hợp như bạn hút thuốc, trụ Implant có thể bị nhiễm trùng và đào thải. Do vậy, bạn nên đặc biệt chú ý và tuân thủ hướng dẫn bác sĩ đưa ra.
Để giảm thiểu được nguy cơ thất bại của một ca cấy ghép Implant thì sự chủ động từ cả phía bệnh nhân và bác sĩ đều vô cùng cần thiết.
.
Chuẩn bị đầy đủ trước khi phẫu thuật: Bệnh nhân cần ngừng hút thuốc lá, điều trị ổn định các bệnh lý nền và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh trước khi phẫu thuật.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật: Bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống đầy đủ và tránh các hoạt động mạnh sau phẫu thuật.
Cấy ghép răng Implant là giải pháp phục hồi răng mất hiệu quả nhất hiện nay, mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp làm cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên, cấy ghép răng Implant cũng đòi hỏi kỹ thuật cao và kinh nghiệm thực tiễn của bác sĩ.
Trải qua hơn 6 năm phát triển, Nha khoa Thẩm mỹ Quốc tế Win Smile tự hào là một trong những nha khoa hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cấy ghép Implant. Với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về răng hàm mặt, đứng đầu là bác sĩ Đinh Đình Đức - Bác sĩ chuyên khoa cấy ghép Implant với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Nha khoa Win Smile tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ cấy ghép Implant an toàn, hiệu quả, thẩm mỹ cao.
Nếu cô chú, anh chị gặp tình trạng mất răng, muốn tư vấn trồng răng Implant, hãy liên hệ với Win Smile qua hotline 1900 5228 để được để được bác sĩ Đức trực tiếp thăm khám và tư vấn nhé!